Quy trình sản xuất gốm sứ

Một phần của tài liệu Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh bình dương (Trang 62 - 66)

7. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Quy trình sản xuất gốm sứ

Để làm ra các sản phẩm gốm sứ mang nét khác biệt, ngƣời thợ phải cần có tính sáng tạo nghệ thuật cao và luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Một sản phẩm gốm đẹp luôn là sự kết hợp tinh túy giữa tính sáng tạo nghệ thuật và sự tuân thủ các nguyên tắc kỹ thuật. Tuy nhiên, ở mỗi trung tâm gốm sứ lại có những kinh nghiệm riêng của quy trình làm gốm đã đƣợc đúc kết, để rồi trở thành những phong cách truyền thống riêng, tạo nên dáng vẻ không thể trộn lẫn trong tác phẩm của mỗi làng nghề. Làng nghề ở Bình Dƣơng cũng vậy, cũng có một phong cách riêng biệt của chính mình.

52

Hình 4.1: Các giai đoạn của quy trình sản xuất gốm sứ Bình Dƣơng 4.1.2.1. Chọn và xử lý đất

Đất sét là thành phần cốt lõi và quan trọng nhất của một sản phẩm gốm sứ, chất đất tốt thì mới tạo nên một sản phẩm chất lƣợng. Vì vậy nên bƣớc đầu tiên ngƣời ta luôn phải nghiên cứu thật kỹ, kiểm tra kỹ chất lƣợng của đất và các nguyên liệu để làm gốm.

Ở giai đoạn này, ngƣời ta sẽ khai thác, vận chuyển, phối nguyên liệu, xối hồ để chắt lọc và nhào trộn đất sét tinh, để tạo ra xƣơng gốm. Xƣơng gốm thƣờng đƣợc trộn từ 4 loại:

- Đất sét trắng lẫn vàng và sỏi son màu hồng nhạt, đất khá xốp. - Đất sét vàng lẫn đất sét trắng.

- Đất caolin mầu trắng ngả xám của vùng Đất Cuốc (Xã Tân Mỹ, Huyện Tân Uyên).

- Đất sét đỏ lẫn đất sét vàng.

Chọn và xử lý đất

Tạo hình gốm sứ

Trang trí hoa văn

Tráng men

53

Đất sét mang về, giã nhỏ, cho vào bể ngâm tự nhiên thƣờng đƣợc gọi là quá trình phong hóa. Đất sét trong bể đƣợc khuấy thƣờng xuyên để lọc bớt cát và tạp chất. Còn lại đất caolin mịn (gọi là dịch hồ), để lắng khô rồi đem sử dụng. Cát sau khi lọc xong mang vào sa giếng (giống nhƣ cái cọn), dùng sức nƣớc giã, rồi lọc lấy hạt nhỏ. Một hệ thống bể thƣờng có 3 ngăn thông với nhau.

4.1.2.2. Tạo hình gốm sứ

Trƣớc hết, ngƣời ta sẽ phác hoạ ý tƣởng của mình lên giấy và sau đó mới mang nó lên mô hình 3D trên máy tính xem nó có phù hợp với kiểu dáng sản phẩm hay không. Đây là cách để xem mô hình sản phẩm một cách tổng quát nhất. Từ bản vẽ này, ngƣời ta sẽ bắt đầu xác định định mức nguyên liệu tiêu hao cho sản phẩm. Đây là một bƣớc vô cùng quan trọng giúp kiểm soát đƣợc chi phí sản xuất một cách tối ƣu và dự đoán giá thành của sản phẩm chính xác hơn.

- Tạo dáng bằng tay trên bàn xoay: Sử dụng kỹ thuật “vuốt tay, be chạch”. Ngƣời thợ ngồi trên ghế cao hơn mặt bàn, dùng chân quay bàn xoay và tay vút đất tạo dáng sản phẩm. Đất trƣớc khi đƣa vào phải vò thật nhuyễn. Sau đó đặt vào giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi nén và kéo cho đất nhuyễn. Tiếp đến, ngƣời thợ dùng sành dan để định hình sản phẩm.

- Tạo dáng gốm sứ bằng phƣơng pháp đổ khuôn: Hiện nay kỹ thuật đúc hiện vật đƣợc sử dụng phổ biến, tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm mà khuôn có độ phức tạp hay giản đơn, loại đơn giản là khuôn hai mang, loại phức tạp gồm nhiều mang. Kỹ thuật này hiện nay đang đƣợc sử dụng phổ biến, vì có thể sản xuất sản phẩm hàng loạt, cho năng suất cao. Việc tạo hình sản phẩm theo khuôn in gồm các khâu đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết để tạo sản phẩm.

- Phƣơng pháp “đổ rót” đổ hồ thừa hay hồ đầy để tạo dáng sản phẩm, chủ yếu dùng khuôn thạch cao, có thể dùng khuôn thép đổ rót có sử dụng chân không. Khi đổ rót vào khuôn thạch cao, dƣới tác dụng hút nƣớc của khuôn các phần tử vật chất

54

chuyển động theo hƣớng sức nƣớc bị hút, bám vào thạch cao thành một lớp đều đặn, sít đặt, theo thời gian bề dày của lớp mộc tăng dần. Tùy theo hình dạng sản phẩm mà ta chọn các phƣơng pháp khác nhau:

Rót đặc: không có phần hồ thừa, có thể tạo hình sản phẩm đặc hoặc rỗng. Rót phần hồ thừa: đổ rót các sản phẩm rỗng, khi bề dày đạt yêu cầu thì rót phần hồ thừa ra.

4.1.2.3. Trang trí hoa văn

Để nâng cao tính nghệ thuật cho tác phẩm gốm, ngƣời thợ gốm sau khi tạo dáng cho sản phẩm phải phơi sản phẩm sao cho khô đều, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm (ngày nay ngƣời thợ thƣờng dùng biện pháp sấy khô hiện vật trong lò, tăng nhiệt độ từ từ đễ cho nƣớc bốc hơi), sẽ tiến hành cắt, gọt, gắn các bộ phận (vòi, quai, …), dùng bút lông vẽ màu lên sản phẩm với đủ loại hoa văn. Đôi khi họ cũng dùng các hình thức trang trí khác nhƣ đánh chỉ (định vòng tròn quanh miệng, thân hoặc chân sản phẩm bằng màu hoặc men màu) hay bôi men chảy (một loại men trang trí) lên miệng sản phẩm để khi nung men chảy tỏa xuống tạo nên những đƣờng nét màu sắc tự nhiên hài hòa. Nhiều gia đình lại sử dụng kỹ thuật hấp hoa lên bề mặt gốm tráng men đã nung chín.

4.1.2.4. Tráng men

Men gốm trƣớc đây dùng vôi và tro, nhƣng ngày nay ngƣời ta dùng đa dạng hơn. Tuy nhiên, bƣớc đầu tiên để tạo lớp men theo ý muốn, ngƣời ta phải có men cái sau đó mới cho vào các thành phần khoáng chất khác theo một tỉ lệ nhất định.

Đối với các sản phẩm lớn ngƣời ta hay dùng phƣơng pháp dội men hay phun men, còn các sản phẩm bé thì dùng phƣơng pháp nhúng. Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, ngƣời thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ không cao rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên rồi mới nung.

55

Nung là công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất gốm sứ. Để nung gốm sứ ngƣời ta thƣờng dùng lò ếch, lò đàn hoặc lò bầu, lò hộp, sau đó sử dụng nguyên liệu là củi gỗ, than cám hoặc ga để nung gốm. Việc xếp sản phẩm trong lò nung tuân theo qui tắc sử dụng triệt để không gian trong lò, vừa tiết kiệm đƣợc nhiên liệu và đạt hiểu quả nhiệt cao. Ở Bình Dƣơng, các lò gốm thƣờng sử dụng hai dạng lò nung: lò ống và lò bao.

- Lò ống thƣờng đƣợc sử dụng để nung những đồ gốm có kích thƣớc nhỏ. - Lò bao hay còn gọi là lò rồng đƣợc sử dụng để nung các sản phẩm có kích thƣớc lớn.

Thông thƣờng gốm đƣợc nung từ 600 đến 1350 độ C, tùy thuộc vào từng loại gốm sứ. Với gốm đất thƣờng đƣợc nung ở 600-900 độ, gốm sành nâu nung ở 1100- 1200 độ, gốm sành xốp 1200-1250 độ, gốm sành trắng 1250-1280 độ, và đồ sứ thì cần nhiệt độ cao hơn, chúng đƣợc nung ở 1280-1350 độ C. Công việc đốt lò đòi hỏi phải có kỹ thuật. Các công đoạn tăng nhiệt cho lò, kiểm tra sản phẩm chín nhƣ thế nào, làm nguội lò…cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngƣời thợ cả (phụ trách về mặt kỹ thuật), hai ngƣời thợ đốt lò ở cửa lò (đốt dƣới) và bốn ngƣời chuyên ném củi qua các lỗ giòi (đốt trên). Sau khi nung xong, ngƣời ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ từ.

Quá trình làm nguội này kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mở cửa lò và để tiếp một ngày đêm nữa mới tiến hành ra lò. Thời gian đốt lò kể từ lúc nhóm lửa đến khi hoàn toàn tắt lửa kéo dài 3 ngày 3 đêm. Sau khi lò nguội, sản phẩm ra lò đƣợc đánh giá phân loại và sửa chữa lại các lỗi (nếu có thể đƣợc) trƣớc khi đem ra phân phối sử dụng.

Một phần của tài liệu Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh bình dương (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)