Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh bình dương (Trang 52 - 58)

7. Kết cấu của luận văn

3.4. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi

Một bảng câu hỏi khảo sát gồm 33 câu hỏi tƣơng ứng 33 biến quan sát đã đƣợc thiết lập (phụ lục 01 “Bảng câu hỏi”). Cụ thể có 27 câu hỏi tƣơng ứng 27 biến quan sát để giải thích 5 thành phần nhân tố của hệ thống KSNB, 6 câu hỏi còn lại tƣơng ứng với 6 biến quan sát giải thích cho tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Các thành phần của hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ đƣợc xác định bằng bảng câu hỏi dựa trên các nội dung theo 5 thành phần của hệ thống KSNB trong khuôn khổ báo cáo COSO năm 1992, đƣợc cập nhật chi tiết thành 17 nguyên tắc KSNB năm 2013 (Jokipii, 2010,Sultana, 2011). Đối với biến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, tác giả sử dụng những câu hỏi đánh giá mục tiêu hiệu quả, mục tiêu tin cậy, mục tiêu tuân thủ trong nghiên cứu về KSNB. Để thuận tiện cho việc tổ chức thu thập và xử lý dữ liệu, các biến quan sát sẽ đƣợc mã hóa tƣơng ứng với các thành phần nhân tố. Cụ thể nhƣ sau:

42

- Nhân tố môi trường kiểm soát (CE): CE là tập hợp các chuẩn mực, các quy trình, và các cấu trúc làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ. Hội đồng quản trị và quản lý cấp cao thiết lập sắc thái từ cấp trên liên quan đến tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ và những tiêu chuẩn về đạo đức đƣợc mong đợi. Chính vì thế CE tạo ra sắc thái chung của một tổ chức, chi phối đến ý thức kiểm soát của mọi ngƣời trong tổ chức; là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của KSNB. Khái niệm CE đƣợc đo lƣờng bằng 7 biến quan sát từ CE1 đến CE7 đƣợc xây dựng dựa trên chỉ mục nội dung từ 5 nguyên tắc của COSO 2013, cụ thể là 2 biến quan sát dựa vào nguyên tắc 1, 1 biến quan sát dựa vào nguyên tắc 2, 2 biến quan sát dựa vào nguyên tắc 3, 1 biến quan sát dựa vào nguyên tắc 4 và 1 biến quan sát dựa vào nguyên tắc 5 sau đây:

CE1. Nhà quản lý và hội đồng quản trị có thông qua các chỉ thị, hành động của họ cho thấy tầm quan trọng của tính chính trực và giá trị đạo đức.

CE2. Nhà quản lý thiết lập các quy tắc đạo đức và phổ biến những quy tắc này đến mọi thành viên trong DN.

CE3. Hội đồng quản trị có các thành viên có chuyên môn phù hợp để giám sát hoạt động của các nhà quản lý cấp cao:

CE4. Nhà quản lý thiết lập hợp lý cơ cấu tổ chức (phân công phân nhiệm giữa các bộ phận, cá nhân, mối quan hệ giữa các nhà cung cấp).

CE5. Nhà quản lý đã thiết kế các loại báo cáo phù hợp.

CE6. DN xây dựng và công bố các chính sách để thu hút, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.

CE7. Nhân viên chịu trách nhiệm về công việc đã đƣợc phân công theo quy định của DN.

- Nhân tố đánh giá rủi ro (RA): Mọi doanh nghiệp, không phân biệt quy mô, cấu trúc, ngành nghề...đều phải đối mặt với nhiều rủi ro từ các nguồn bên trong và bên ngoài, ở tất cả các cấp độ. Vì vậy, NQL phải quyết định một cách thận trọng mức rủi ro nhƣ thế nào có thể chấp nhận đƣợc và cố gắng duy trì rủi ro ở mức cho phép.

43

RA là một tiến trình nhận diện và phân tích các rủi ro đối với việc thực hiện các mục tiêu của công ty. Công ty phải nhận biết và đối phó đƣợc với các rủi ro bằng cách thiết lập các mục tiêu tại công ty và hình thành một cơ chế để nhận dạng, phân tích, đánh giá rủi ro liên quan. Khái niệm RA đƣợc đo lƣờng bằng 5 biến quan sát từ RAl đến RA5 đƣợc xây dựng dựa trên chỉ mục nội dung từ 4 nguyên tắc của COSO 2013; cụ thể là 1 biến quan sát dựa vào nguyên tắc 6, 2 biến quan sát dựa vào nguyên tắc 7, 1 biến quan sát dựa vào nguyên tắc 8 và 1 biến quan sát dựa vào nguyên tắc 9 nhƣ sau:

RA1. Doanh nghiệp xác định mục tiêu rõ ràng, đầy đủ để có thể xác định và đánh giá rủi ro phát sinh liên quan đến các mục tiêu.

RA2. Nhà quản lý luôn phân tích và xác định rủi ro bên trong và bên ngoài tác động đến việc đạt các mục tiêu doanh nghiệp để từ đó đƣa ra các biện pháp đối phó rủi ro thích hợp.

RA3. Nhà quản lý thiết lập cơ chế đánh giá rủi ro phù hợp các cấp quản lý có liên quan.

RA4. Doanh nghiệp xem xét khả năng xảy ra gian lận và sai sót trong đánh giá rủi ro để đạt đƣợc mục tiêu.

RA5. Doanh nghiệp có cơ chế dự đoán, xác định và phản ứng rủi ro do thay đổi trong môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng kinh tế liên quan hoạt động gốm sứ có thể ảnh hƣởng đến việc đạt các mục tiêu DN

- Nhân tố hoạt động kiểm soát (CA): CA là các hoạt động đƣợc thiết lập bởi các chính sách, quy trình kiểm soát và thủ tục kiểm soát giúp đảm bảo những chỉ thị của nhà quản lý đƣợc thực hiện và có các hành động cần thiết để đối phó với các rủi ro nhằm thực hiện mục tiêu của công ty. CA đƣợc thực hiện ở tất cả các cấp của đơn vị, ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình kinh doanh, và trong môi trƣờng công nghệ thông tin. Khái niệm CA đƣợc đo lƣờng bằng 5 biến quan sát từ CAl đến CA5 xây dựng dựa trên các chỉ mục nội dung từ 3 nguyên tắc của COSO 2013; Cụ thể là 2

44

biến quan sát dựa vào nguyên tắc 10, 2 biến quan sát dựa vào nguyên tắc 11 và 1 biến quan sát dựa vào nguyên tắc 12 nhƣ sau:

CA1. Nhà quản lý xác định các quy trình kinh doanh phù hợp với yêu cầu hoạt động kiểm soát.

CA2. Các hoạt động kiểm soát đƣợc thiết lập phù hợp ở các cấp trong đơn vị (phòng ban, phân xƣởng...) cũng nhƣ từng hoạt động, giai đoạn chế biến.

CA3. Nhà quản lý kiểm soát việc mua sắm, thực hiện và bảo trì cơ sở hạ tầng công nghệ thích hợp để đạt đƣợc mục tiêu của đơn vị.

CA4. Doanh nghiệp thiết lập hệ thống quản lý bảo mật thông tin trong hoạt động kiểm soát để kiểm soát việc tiếp cận với phần mềm, số liệu thông tin, xử lý, báo cáo, thay đổi hệ thống.

CA5. Nhà quản lý thực hiện rà soát định kỳ lại các chính sách và thủ tục kiểm soát để thay đổi chúng khi không còn phù hợp.

- Nhân tố thông tin và truyền thông (IC): Thông tin cần thiết cho việc tổ chức thực hiện KSNB để hỗ trợ cho các mục tiêu. Truyền thông xảy ra bên trong lẫn bên ngoài đơn vị, cung cấp thông tin cần thiết để thực hiện KSNB hàng ngày. Nhƣ vậy, IC đƣợc thiết lập để các thành viên có khả năng nắm bắt và trao đổi thông tin cần thiết cho việc thực hiện, điều hành, quản trị và kiểm soát các hoạt động hƣớng đến đạt đƣợc các mục tiêu của công ty. Khái niệm IC đƣợc đo lƣờng bằng 5 biến quan sát từ IC1 đến IC5 đƣợc xây dựng dựa trên chỉ mục nội dung từ 3 nguyên tắc của COSO 2013, cụ thể là 2 biến quan sát dựa vào nguyên tắc 13, 2 biến quan sát dựa vào nguyên tắc 14 và 1 biến quan sát dựa vào nguyên tắc 15, nhƣ sau:

IC1. Doanh nghiệp có kế hoạch cải tiến và phát triển hệ thống thông tin đƣợc thể hiện cụ thể thông qua nguồn lực thích hợp về nhân lực và vật lực.

IC2. Nhà quản lý xem xét dữ liệu cả bên trong và bên ngoài khi xác định các thông tin có liên quan là hợp lý và hữu ích để sử dụng trong các hoạt động của kiểm soát nội bộ.

45

IC3. Doanh nghiệp có kênh truyền thông đảm bảo tất cả các nhân viên hiểu rõ, tuân thủ các chính sách và thủ tục liên quan đến nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.

IC4. Doanh nghiệp có quy trình truyền thông cho các đối tƣợng bên ngoài (nhà cung cấp, khách hàng, đối tác...) các thông tin thích hợp và kịp thời liên quan đến hoạt động và kiểm soát nội bộ.

IC5. Doanh nghiệp thiết lập các kênh thông tin truyền thông để nhân viên báo cáo những sai phạm kịp thời đƣợc họ phát hiện.

- Nhân tố giám sát (MA): Mục tiêu chính của việc giám sát là nhằm đảm bảo hệ thống KSNB luôn hoạt động hữu hiệu và hiệu quả do vậy cần giám sát tất cả các hoạt động trong đơn vị, phải có khả năng phản ứng năng động, thay đổi theo yêu cầu của môi trƣờng bên trong và bên ngoài. Khái niệm MA đƣợc đo lƣờng bằng 5 mục hỏi từ MA1 đến MA5 đƣợc xây dựng dựa trên chỉ mục nội dung từ 2 nguyên tắc của COSO 2013, cụ thể là 3 biến quan sát dựa vào nguyên tắc 16 và 2 biến quan sát dựa vào nguyên tắc 17.

MA1. Doanh nghiệp có chính sách sử dụng những cán bộ kinh nghiệm trong việc thanh tra, kiểm tra đơn vị cấp dƣới.

MA2. Đánh giá liên tục đƣợc xây dựng gắn liền với quá trình kinh doanh và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thay đổi.

MA3. Nhà quản lý thay đổi phạm vi và tần suất của các đánh giá định kỳ tùy thuộc vào rủi ro.

MA4. Những khiếm khuyết của kiểm soát nội bộ đƣợc thông báo một cách kịp thời tới cho Nhà quản lý và hội đồng quản trị.

MA5. Nhà quản lý theo dõi sai sót để khắc phục kịp thời.

- Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB (EIC): Khái niệm EIC là biến tiềm ẩn đƣợc đo lƣờng bằng 6 biến quan sát về 3 mục tiêu kiểm soát, bao gồm: mục tiêu hiệu quả, mục tiêu tin cậy, mục tiêu tuân thủ. Cụ thể: 2 biến quan sát về mục tiêu kiểm soát hiệu quả hoạt động của NHTM, 2 biến quan sát về mục tiêu kiểm soát mức độ tin cậy các báo cáo của NHTM, 2 biến quan sát về mục tiêu kiểm soát mức độ tuân

46

thủ quy định của doanh nghiệp. Khái niệm EIC đƣợc đo lƣờng bằng 6 biến quan sát từ EIC1 đến EIC6 theo nghiên cứu về KSNB của Jolipii (2010) nhƣ sau:

EIC1. Doanh nghiệp luôn đạt đƣợc những mục tiêu về hoạt động kinh doanh (tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận, khả năng sinh lợi...) với một chi phí hợp lý.

EIC2. Các nguồn lực trong doanh nghiệp đƣợc sử dụng một cách hiệu quả và không lãng phí.

EIC3. Các báo cáo trong doanh nghiệp tôi đƣợc cung cấp kịp thời cho các đối tƣợng sử dụng.

EIC4. Chƣơng trình kế toán đang sử dụng tại doanh nghiệp đáp ứng đến tính đáng tin cậy của báo cáo đầu ra.

EIC5. Doanh nghiệp phản ứng kịp thời với những thay đổi thƣờng xuyên trong các quy định của pháp luật.

EIC6. Các nhà quản lý trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong việc theo dõi những thay đổi sắp tới của pháp luật và những quy định mới.

Ngoài ra, để gạn lọc đƣợc các bảng câu hỏi phù hợp cho nghiên cứu có 6 câu hỏi đƣợc thiết lập nhằm thu thập thông tin về doanh nghiệp đƣợc khảo sát nhƣ tên doanh nghiệp, địa chỉ, loại hình doanh nghiệp, thời gian hoạt động...

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo quãng Likert Scale 5 điểm (Nguyễn Đình Thọ, 2011), sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập từ bảng câu hỏi điều tra. Thang đo Likert Scale đƣợc sử dụng đánh giá 5 nhân tố KSNB theo 5 điểm sau: “Yếu kém” = 1, “Yếu” = 2, “Trung bình” = 3, “Tốt” = 4, “Rất tốt” = 5, Thang đo Likert Scale đƣợc sử dụng đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo 5 điểm nhƣ sau: “Rất không đồng ý” = 1, “Không đồng ý” = 2, “Bình thƣờng” = 3, “Đồng ý” = 4, “Rất đồng ý” = 5.

Bảng câu hỏi sau khi thiết kế xong, đƣợc thử nghiệm thông qua việc tham khảo ý kiến một số giảng viên chuyên ngành, kiểm toán viên, một số nhà quản lý có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Sau đó, bảng câu hỏi sẽ đƣợc chỉnh sửa lại dựa trên

47

những ý kiến đóng góp và hoàn chỉnh trƣớc khi bảng câu hỏi đƣợc dùng khảo sát chính thức.

Một phần của tài liệu Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh bình dương (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)