Lý thuyết hiện đại (Agency theory)

Một phần của tài liệu Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh bình dương (Trang 43 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.1. Lý thuyết hiện đại (Agency theory)

Lý thuyết đại diện đƣợc hiểu là vấn đề đại diện xảy ra khi các bên hợp tác mục tiêu và phân công lao động khác nhau (Jensen và Meckling, 1976). Cụ thể, lý thuyết đại diện tập trung nghiên cứu vào các mối quan hệ đại diện; trong đó, một bên là ngƣời chủ và ngƣời quản lý DN (ngƣời đại diện). Jensen và Meckling (1976) định nghĩa một mối quan hệ đại diện là “một hợp đồng theo đó một hay nhiều ngƣời chủ thuê ngƣời khác (đại diện) để thực hiện một số hoạt động thay mặt chủ thông qua một số ủy quyền quyết định cho đại diện”.

33

Trong một DN mối quan hệ này biểu hiện thông qua quan hệ giữa cổ đông (chủ sở hữu) và ngƣời quản lý (ngƣời đại diện). Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng cả hai bên (ngƣời đại diện và ngƣời chủ sở hữu) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Thông thƣờng, bên đƣợc ủy nhiệm (đại diện) đƣợc mong đợi sẽ hành xử theo hƣớng mang lại lợi ích lớn nhất cho ngƣời chủ nhƣng bản thân những ngƣời đại diện cũng theo đuổi mục đích riêng của họ. Theo Eisenhart (1989) lý thuyết đại diện tập trung vào giải quyết hai vấn đề xảy ra trong mối quan hệ đại diện: vấn đề đại diện và các vấn đề chia sẽ rủi ro. Chính vì vậy trong mối quan hệ này luôn tồn tại những mâu thuẫn và điều này làm phát sinh một khoản chi phí đại diện, đƣợc phân thành hai loại: chi phí đầu tƣ vào hệ thống kiểm soát cần thiết để giảm việc thiếu thông tin của ngƣời chủ và chi phí giảm thiểu rủi ro thông qua việc chia sẻ rủi ro với bên đại diện nhờ những biện pháp kích thích dựa trên kết quả đầu ra.

Dựa vào lý thuyết đại diện giới thiệu bởi Jensen và Meckling (1976), cho thấy rằng trong các DN tồn tại vấn đề đại diện đó là việc tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát sẽ dẫn đến xung đột lợi ích; điều này thƣờng xảy ra ở hầu hết các hoạt động của từng cá nhân trong hệ thống phân quyền giữa ngƣời chủ và đại diện. Do đó, quản trị DN là cần thiết để giúp các DN đồng bộ hóa lợi ích và chia sẽ rủi ro của tất cả các thành viên (Hart, 1995). Quản trị DN là một hệ thống luật lệ, quy tắc, chính sách; nhằm định hƣớng, vận hành và kiểm soát hoạt động của DN (Gillan, 2006). Quản trị doanh nghiệp bao hàm mối quan hệ giữa các bên, không chỉ trong nội bộ DN nhƣ các cổ đông, hội đồng quản trị mà còn những lợi ích liên quan bên ngoài DN: cơ quan quản lý nhà nƣớc, các đối tác kinh doanh, cộng đồng và xã hội. Do vậy, cơ chế quản trị doanh nghiệp có thể đƣợc chia thành các cơ chế quản trị nội bộ và cơ chế quản trị bên ngoài (Gillan, 2006; Rezaee, 2007). Các cơ chế quản trị nội bộ có nguồn gốc từ các thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc điều hành, KSNB và các chức năng kiểm toán nội bộ. Trong khi các cơ chế quản trị bên ngoài có nguồn gốc từ thị trƣờng vốn, thị trƣờng lao động, tình trạng nhà nƣớc, chủ sở hữu chứng khoán và hoạt động đầu tƣ (Nguyễn Tuấn và ctg, 2015).

34

Chất lƣợng của các cơ chế quản trị nội bộ liên quan chặt chẽ đến hiệu quả hoạt động tốt hơn của DN. KSNB là một trong những cơ chế quản trị nội bộ DN nhằm giúp DN kiểm soát tốt hơn sự xung đột lợi ích, quản lý và chia sẻ các rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Nhƣ vậy, trong các cơ chế quản trị nội bộ nêu trên, cơ chế quản trị thông qua KSNB đƣợc sử dụng trong nghiên cứu của tác giả.

Khi áp dụng vào nghiên cứu của tác giả, với việc phân tích ở trên theo lý thuyết này, tác giả kỳ vọng các nhà quản lý DN, là ngƣời đƣợc cổ đông (ngƣời chủ) ủy quyền sẽ thực hiện việc xây dựng một hệ thống KSNB đầy đủ, đáp ứng việc kiểm soát tốt các hoạt động bên trong DN.

Một phần của tài liệu Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh bình dương (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)