Vài nét sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển ngành sản xuất gốm sứ

Một phần của tài liệu Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh bình dương (Trang 61 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Vài nét sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển ngành sản xuất gốm sứ

sứ ở Bình Dƣơng

Tỉnh Bình Dƣơng nổi tiếng với nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề sản xuất gốm sứ nhƣ: Chánh Nghĩa, Lái Thiêu, Tân Phƣớc Khánh… trong đó gốm sứ Bình Dƣơng đƣợc ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng và đang ngày càng khẳng định đẳng cấp thƣơng hiệu tại Việt Nam.

Theo ghi nhận trong tập tài liệu “Monographie de la province deThudaumot”, đƣợc Hội nghiên cứu Đông Dƣơng xuất bản năm 1910, ngƣời Pháp viết về nghề gốm sứ Bình Dƣơng nhƣ sau: Trong tỉnh Bình Dƣơng có đƣợc khoảng 40 lò gốm, trong đó An Thạnh 5 lò, Tân Thới 1 lò, Phú Cƣờng 11 lò, Bình Chuẩn 3 lò, và 9 lò ở Tân Khánh.

Xƣởng chính ở Lái Thiêu và nơi đây là trung tâm phát triển nhất về nghề gốm. Ngoài 3 lò gốm của ngƣời Việt, số còn lại là của tƣ sản Hoa kiều. Các lò này cung cấp đồ gốm cho cả xứ Nam Kỳ.

Kết quả khai quật khảo cổ học trong thời gian qua ở Gò Đá – Dốc Chùa, Cù Lao Rùa, Phú Chánh, Mỹ Lộc… thuộc Bình Dƣơng, cho thấy nghề gốm nơi đây ra đời từ khá sớm do nhóm cộng đồng cƣ dân Việt – Hoa di cƣ đến vùng đất này tạo lập vào khoảng cuối thế kỷ 19.

51

Cũng nhƣ các trung tâm gốm sứ Đông Nam bộ (Đồng Nai, Sài Gòn), gốm sứ Bình Dƣơng ở giai đoạn đầu hình thành sản phẩm mang phong cách truyền thống gốm Phúc Kiến.

Vào thời gian đầu Bình Dƣơng sản xuất những sản phẩm gốm gia dụng: lu, vại, nồi đất, tô, chén, bình trà gốm sứ… phục vụ cho nhu cầu nội địa.

Nghề gốm sứ Bình Dƣơng hiện phát triển mạnh ở 3 nơi: Lái Thiêu, Chánh Nghĩa và Tân Phƣớc Khánh.

Tạm chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn hình thành và phát triển (1867 – 1945); giai đoạn thịnh vƣợng (1945 – 1975), giai đoạn tiến bộ kỹ thuật (1975 -1986) và giai đoạn đoạn tái phát triển (1986 đến nay).

Vào những năm 1950 – 1960, các lò gốm ở đây mới bắt đầu sản xuất thêm gốm sứ trang trí phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài nƣớc.

Trong những thập niên cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, gốm sứ Bình Dƣơng bƣớc vào giai đoạn chuyển đổi công nghệ theo quy trình sản xuất công nghiệp hiện đại, hầu hết các lò nung truyền thống đƣợc thay thế bằng lò nung điện hoặc gas; mẫu mã sản phẩm, màu men, trang trí mỹ thuật đa dạng và sắc sảo hơn… đại diện là dòng gốm mỹ nghệ cao cấp Minh Long.

Một phần của tài liệu Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh bình dương (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)