Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory)

Một phần của tài liệu Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh bình dương (Trang 45 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory)

Các lý thuyết phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và các biến theo ngữ cảnh đƣợc gọi là lý thuyết đối phó ngẫu nhiên gọi tắt là lý thuyết ngẫu nhiên. Lý thuyết ngẫu nhiên dựa trên lập luận cho rằng không có một hệ thống quản trị hiệu quả duy nhất nào là phù hợp cho tất cả các tổ chức và phù hợp cho mọi hoàn cảnh bởi lẽ những đặc điểm riêng biệt của hệ thống và hiệu quả của nó sẽ phụ thuộc vào những đặc thù riêng của tổ chức và những tác nhân thuộc về ngữ cảnh. Lý thuyết đối phó ngẫu nhiên đƣợc nhiều tác giả quan tâm và đƣợc giải thích theo nhiều cách khác nhau: “Sự quản lý hoặc việc tổ chức doanh nghiệp tối ƣu chịu sức ép từ những yếu tố nội bộ và bên ngoài” (Fiedler, 1964), “Cách tốt nhất để tổ chức phụ thuộc vào môi trƣờng tổ chức các hoạt động trong doanh nghiệp” (Scott, 1992), “Tính hiệu quả của các giải pháp phụ thuộc vào các điều kiện mà giải pháp đƣợc thực hiện tại DN” (Galbraith, 1973).

Donaldson (2001) có cách tiếp cận đối phó ngẫu nhiên khá sớm trong lý thuyết hành vi tổ chức, tác giả xây dựng ba yếu tố cốt lõi tạo thành mô hình nghiên cứu áp dụng trong KSNB, đó là: Có sự kết nối giữa các đặc điểm đối phó ngẫu nhiên và cấu trúc KSNB; Đặc điểm đối phó ngẫu nhiên xác định cấu trúc KSNB; Có sự phù hợp về mức độ của cấu trúc KSNB với mỗi cấp độ của đặc tính đối phó ngẫu nhiên. Các phát biểu về đối phó ngẫu nhiên đều tƣơng thích với tài liệu và khuôn khổ KSNB. Trong các khuôn khổ về KSNB đã khẳng định sự cần thiết của KSNB là khác

35

nhau do đặc điểm tổ chức. Sự khác nhau này do quy mô doanh nghiệp, văn hóa, triết lý quản lý, mục tiêu DN, môi trƣờng hoạt động (Lakis & Giriūnas, 2012).

Do đó, cách tiếp cận lý thuyết đối phó ngẫu nhiên cung cấp một lời giải thích cho sự đa dạng KSNB trong thực tế. Nguyên tắc cơ bản về lý thuyết đối phó ngẫu nhiên đƣợc chọn làm nền tảng xây dựng khuôn khổ KSNB theo báo cáo COSO. Mỗi DN lựa chọn hệ thống kiểm soát phù hợp nhất bằng cách xem xét các đặc điểm đối phó ngẫu nhiên.

Nhƣ vậy, cần có KSNB đối với hoạt động của doanh nghiệp, nhƣng KSNB có thể thay đổi. Khi áp dụng vào nghiên cứu của tác giả, với việc phân tích ở trên theo lý thuyết này, tác giả kỳ vọng các doanh nghiệp gốm sứ sẽ xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu phù hợp đặc thù của ngành cũng nhƣ quy mô, mục tiêu của mình.

36

Kết luận chƣơng 2

Chƣơng 2 tác giả trình bày những lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, qua đó tác giả xây dựng đƣợc nền tảng lý thuyết cho mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Các lý thuyết đƣợc trình bày trong chƣơng này bao gồm lý thuyết đại diện, lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết về kiểm soát nội bộ theo khuôn mẫu của COSO (2013). Từ kết quả tìm hiểu đƣợc, là cơ sở để tác giả xác định các biến thang đo cho biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu sau này. Nhƣ vậy biến độc lập của tác giả chính là 5 thành phần cấu tạo nên hệ thống kiểm soát nội bộ theo khuôn mẫu COSO 2013, đó là: Môi trƣờng kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát. Còn biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.

37

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Với các nội dung đã đƣợc trình bày ở chƣơng tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết trong chƣơng 2, tác giả đã có đủ những lý luận cơ bản để xây dựng mô hình nghiên cứu và thiết kế thang đo. Trong chƣơng này luận văn thực hiện xây dựng khung nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, công cụ thu thập và xử lý số liệu cho nghiên cứu định lƣợng. Đây là chƣơng cơ sở để tạo ra các kết quả định lƣợng trong chƣơng 4. Từ kết quả thực tiễn (định tính) và kiểm định mô hình (định lƣợng), sẽ là cơ sở bàn luận và đề xuất các hàm ý, giải pháp và kiến nghị trong chƣơng 5.

Một phần của tài liệu Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh bình dương (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)