KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MỸ PHẨM CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 29 - 30)

2.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MỸ PHẨM CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUATRONG THỜI GIAN QUATRONG THỜI GIAN QUA TRONG THỜI GIAN QUA

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỹ phẩm đã trở thành một thứ sản phẩm thiết yếu của cuộc sống. Hằng ngày, họ dùng thuốc đánh răng để chải răng, dùng sữa rửa mặt để rửa mặt cho sạch, dùng kem chống nắng để bảo vệ da, dùng dầu gội đầu và dầu xả để làm sạch và mượt tóc, dùng sữa tắm…Dường như ai ai cũng cần đến các sản phẩm mỹ phẩm. Sự khác biệt phải chăng chỉ ở chỗ người tiêu dùng lựa chọn nhãn hiệu nào.

Năm 2011, doanh thu mỹ phẩm thế giới đạt tới 313 tỷ USD, dẫn đầu là các sản phẩm chăm sóc da. Trong bối cảnh kinh tế Mỹ, châu Âu rơi vào khủng hoảng, khu vực châu Á – Thái Bình Dương thu hút sự quan tâm, nhất là với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia. Khoảng 5 năm qua, ngành mỹ phẩm khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng 11%/năm, năm 2011 đóng góp 40% tổng doanh thu cho ngành mỹ phẩm toàn cầu, mức này trong tương lai được dự báo còn cao hơn.

Thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam đang bùng nổ. Năm 2004, tổng doanh thu của thị trường mỹ phẩm Việt Nam, chỉ riêng sản phẩm trang điểm và chăm sóc da, đã đạt khoảng 1.900 tỷ đồng. Năm 2005, Việt Nam được đánh giá là một trong ba thị trường mỹ phẩm đáng chú ý nhất thế giới cùng Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Với thị trường hơn 80 triệu dân, thu nhập người dân không ngừng được cải thiện, nhất là phụ nữ (chiến hơn ½ dân số) ngày càng tham gia nhiều vào hoạt động xã hội, tiếp cận được tri thức, khoa học, mỹ thuật, nghệ thuật nên nhu cầu dùng mỹ phẩm liên tục tăng, từ nước hoa, son môi, phấn trang điểm đến kem dưỡng da, dưỡng tóc. Thị trường hóa mỹ phẩm Việt Nam hiện đang được đánh giá có rất nhiều tiềm năng, nhu cầu lớn với doanh thu ước tính bình quân giai đoạn 2009 - 2011 là gần 130 - 150 triệu USD/năm, tốc độ doanh số bán ra tăng bình quân hơn 30%.

Tuy nhiên, sau khi vào thị trường Việt Nam từ năm 2000, cho đến nay các sản phẩm nước ngoài đã chiếm đến 90% thị phần các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Hàng trăm nghìn thương hiệu mỹ phẩm đã xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mở văn phòng đại diện, đặt đại lý, nhà phân phối bán hàng, thành lập công ty và xây dựng nhà máy sản xuất. Hầu hết các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng đã xuất hiện tại Việt Nam. Trong đó có dòng mỹ phẩm cao cấp như Estee Lauder, Lancome, Shiseido, Fendi, Lower, Clairins, L’oreal, Clinique, Menard, Kosé, Elizabeth Arden , Wigleys…; các thương hiệu trung bình như Ponds, Sunsilk, Dove, Hazeline… và cả hàng bình dân từ Trung Quốc nhái, giả các hãng trên thế giới. Bằng kinh nghiệm lâu năm, bằng nguồn tài chính mạnh, sản phẩm có chất lượng, mẫu mã da dạng, hàng

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

hóa ngoại dễ dàng chinh phục người tiêu dùng Việt Nam. Các sản phẩm này luôn có chỗ đứng trong các siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ với đầy đủ chủng loại khác nhau. Bên cạnh đó, một số thương hiệu nội cũng tạo dựng được một vị thế nhất định như Sài Gòn, Thorakao, Lana, Biona, Xmen, Thái Dương. Thị trường mỹ phẩm chia làm 4 cấp độ chính:

- Cấp 1: Dòng quý tộc (lady): Hiện trên thị trường rất hiếm, chưa bán đại trà ở trung tâm thương mại, siêu thị mà chỉ có ở các spa, beauty saloon. Mặc dù bán ít nhưng doanh thu dòng lady rất cao vì giá ít nhất cũng từ 18 - 20 triệu đồng/bộ dưỡng da (gồm 3 chai là dưỡng da, nước hoa hồng và sữa rửa mặt), chưa kể dùng thêm sản phẩm khác. Một số thương hiệu lady là Wigleys, Clinique, Estee Lauder, Lancôm…

- Cấp 2: Mỹ phẩm cao cấp (high class): Để nằm được ở cấp này, doanh nghiệp sản xuất phải ở những nơi có viện nghiên cứu khoa học về mỹ phẩm chứng nhận. Thế giới hiện chỉ có 4 nước có viện này là Pháp, Nhật, Thụy Sĩ… Một số nhãn hiệu high class trên thị trường là Shiseido, Carita, L’Oreal, Kanebo, Clarins, Pupa…

- Cấp 3: Mỹ phẩm hàng hiệu (grand name): Dòng này hiện đang chiếm lượng lớn tại VN. Vài thương hiệu grand name điển hình là DeBon, Amore, Maybeline, Nevia…

- Cấp 4: Hàng phổ thông như Pond, Hezaline, Essance, Rohto… và các nhãn hiệu VN như Lan Hảo (Thorakao), Lana, Kao (Biore), Mỹ phẩm Sài gòn…

Ngoài ra, thị trường vẫn còn có một thị phần mỹ phẩm giá rẻ chỉ từ 2.000 - 8.000đ/sản phẩm, loại này phục vụ cho dân lao động và được bán phổ biến ở các tỉnh thành trong cả nước với các nhãn hiệu Thanh Hiền, Phong Lan, A-mon, Ac-cer, Top-gel, Top-sin. Mỹ phẩm cấp thấp này là hàng Trung Quốc nhập lậu, hàng sản xuất tại các DN trong nước hoặc là sản phẩm do một số tiệm tóc, lang vườn tự pha chế.

Nhìn mức độ giá trị các thương hiệu trên, có thể nói, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang chia làm ba phân khúc: Hàng cao cấp, trung bình và bình dân. Mỗi phân khúc đều có sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu mỹ phẩm. Chúng đều góp phần vào sự phát triển chung của thị trường nhập khẩu mỹ phẩm Việt Nam trong thời gian qua.

Nghiên cứu thị trường nhập khẩu mỹ phẩm của Việt Nam cần chú ý đế thương hiệu, hệ thống phân phối và chiến lược xúc tiến, chất lượng của mỹ phẩm và cầu của thị trường. Bên cạnh đó còn có các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường nhập khẩu mỹ phẩm như: nhân tố thu nhập, nhân tố nhân khẩu và địa lý, nhân tố thị hiếu và văn hóa, nhân tố môi trường chính trị và luật pháp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w