Những tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 48 - 49)

Ngoài những kết quả đạt được như trên, vẫn còn nhiều hạn chế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Mý phẩm Phạm Duy cần khắc phục nhằm phát triển hơn nữa thị trường mỹ phẩm Việt Nam như sau:

Về kim ngạch nhập khẩu: công ty chưa duy trì được giá trị hàng hóa nhập khẩu hàng năm, không ổn định có sự chênh lệch nhiều qua các năm đặc biệt với nhãn hàng Pasle giá trị nhập khẩu năm 2011 giảm khoảng 60% do công ty chú trọng phát triển mỹ phẩm Babor trong khi thời kỳ trước 2011 Pasle luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị hàng nhập khẩu (trên 50%) và là mặt hàng chủ yếu. Điều này cho thấy chiến lược phát triển của công ty chưa hợp lý, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng thị phần mỹ phẩm Pasle trong nước. Bên cạnh đó, trong thời gian qua có khoảng 5-7 hợp đồng mua bán của công ty với hai đối tác trên có giá trị rất nhỏ khoảng 1000-3000$ làm tăng chi phí vận chuyển, giá thành sản phẩm dẫn đến hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả.

Về chủng loại mỹ phẩm: Mỹ phẩm Pasle tiêu thụ nhiều trên thị trường miền Bắc nhưng chủng loại, mẫu mã chưa thật sự phong phú. Ít dòng sản phẩm trang điểm và dưỡng da, chỉ có thể đáp ứng nhu cầu phổ biến, chưa có nét độc đáo và trị liệu cho hiệu quả rõ rệt. Trong dài hạn nhãn hàng này khó có thể cạnh tranh với mỹ phẩm ngoại nhập liên tục được cải tiến và mới xuất hiện trên thị trường.

Về giá cả: Giá thành sản phẩm Babor tương đối cao đòi hỏi sự tư vấn chuyên nghiệp cho khách hàng, người bán phải cung cấp được cho khách hàng những đặc trưng riêng về sản phẩm mà các loại khác mỹ phẩm trên thị trường không thể có được, để khách hàng hiểu về sản phẩm và sẵn sàng chi trả cho nó. Nếu khách hàng không hiểu về sản phẩm sẽ gây khó khăn cho quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm, làm mất uy tín của công ty trên thị trường.

Nguyễn Thu Hằng

Lớp: KTQT E - K51

Về lợi nhuận: Công ty có lợi nhuận hàng năm nhưng chưa cao và ổn định chưa tương xứng với vốn và nguồn lực doanh nghiệp bỏ ra. Lợi nhuận sau thuế nhiều năm ở mức thấp điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn mở rộng thị trường. Số lượng, giá trị hàng tồn kho cuối năm tương đối nhiều khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn, lợi nhuận thu về giảm.

Một số hạn chế khác có thể kể đến như: tình trạng trốn thuế bằng hình thức xách tay mỹ phẩm thông qua tiếp viên hàng không và phi công nhằm, nhập khẩu hàng cận date với mức giá ưu đãi, không đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Việc này có lợi cho doanh nghiệp về mục tiêu lợi nhuận trước mắt tuy nhiên nó gấy ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng làm mất uy tín, thương hiệu công ty đã xây dựng trong thời gian qua, hạn chế trong khâu vận chuyển: mỹ phẩm ở dạng lỏng, hộp đựng ngoài dễ vỡ, không được xây xước vỏ ngoài. Có những lô hàng khi về đến nơi vỏ bị xây xước, vỡ vụn hoặc hiện tượng sản phẩm tràn ra ngoài gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w