Mỹ phẩm Babor

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 42 - 45)

Dòng sản phẩm nhập khẩu thứ hai của công ty là thương hiệu mỹ phẩm Babor, mặc dù nó chưa co vị trí như dòng sản phẩm đầu tiên công ty cung ững trên thị trường là mỹ phẩm Pasle tuy nhiên với tính năng độc đáo và sự chuyên nghiệp của mỹ phẩm Babor trong môi trường Spa khiến nhãn hiệu này thực sự có thể trở thành thương hiệu mang tính chiến lược lâu dài của công ty TNHH mỹ phẩm Phạm Duy. Bảng 2.5 dưới đây sẽ cho thấy kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm Babor của công ty từ năm 2007 đến nay.

Bảng 2.5 : Kim ngạch nhập khẩu hàng Babor 2007-2012

Năm Giá trị (EURO) Tỷ trọng trong tổng KNNK (%)

2007 24.769 32,96 2008 31.749 36,85 2009 24.571 28,41 2010 29.401 26,74 2011 32.204 50,51 2012 29.034 42,84

( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu, bộ chứng từ nhập khẩu năm 2007,2008,2009,2010 và 2011)

Nguyễn Thu Hằng

Lớp: KTQT E - K51

Trước năm 2011, mỹ phẩm Babor nhập khẩu chỉ chiếm dưới 36% tổng kim ngach nhập khẩu hàng hóa của công ty. Tuy nhiên thời điểm năm 2010 đánh dấu tầm quan trọng của thương hiệu này đối với công ty TNHH mỹ phẩm Phạm Duy khi mà nền kinh tế bất ổn định, công ty vẫn mạnh tay chi cho hoạt động quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Kết quả là năm 2011, tỷ trọng nhập khẩu mỹ phẩm Babor của công ty chiếm quá nửa kim ngạch nhập khẩu sản phẩm (50,51%) mức cao nhât so với các năm trước đó và năm 2012 vẫn chiếm một tỷ trọng nhất định là 42,84%. Sự biến động về tỷ trọng nhập khẩu thương hiệu mỹ phẩm Babor sẽ được thể hiện qua hình 2.3 dưới đây.

Hình 2.3: Tỷ trọng giá trị nhập khẩu Babor trong tổng KNNK của công ty TNHH mỹ phẩm Phạm Duy Đơn vị: % 0 10 20 30 40 50 60 2007 2008 2009 2010 2011 2012

( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu, bộ chứng từ nhập khẩu năm 2007,2008,2009,2010 và 2011)

Từ năm 2007 đến năm 2010, giá trị nhập khẩu hàng Babor chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy, dao động trong khoảng 26 đến 32%. Còn lại khoảng 68% đến 74% giá trị hàng nhập khẩu là nhãn hiệu Pasle. Nguyên nhân là do Hàn Quốc là đối tác lâu năm hơn so với Đức, thị trường mỹ phẩm của Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng với thị trường mỹ phẩm Việt Nam về thị hiếu, xu hướng, giá cả… và nhãn hàng Pasle xây dựng thương hiệu bền vững qua nhiều năm. Trong khi, nhãn hàng Babor mới được công ty đưa vào thị trường từ năm 2000 và công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới đến những khách hàng cuối cùng chưa được chú trọng thích đáng. Năm 2010, sau khi công ty đầu tư xây dựng Babor Spa với nhiều hoạt động khuyến mại, thúc đẩy giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng làm cho giá trị nhập khẩu nhãn hàng Babor tăng lên gần gấp đôi so với các năm trước chiếm 50,51% tống giá trị hàng hóa nhập khẩu. Thời gian này công ty thúc đấy bán mỹ phẩm Babor nên giá trị hàng Pasle nhập khẩu giảm xuống còn 49,41%. Dự báo

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

trong thời gian tới, mỹ phẩm Babor sẽ khẳng định được thương hiệu trên thị trường Việt Nam và trở thành sản phẩm mang tính chiến lược, có thể phát triển lâu dài của công ty TNHH mỹ phẩm Phạm Duy.

Một số lý do khiến mỹ phẩm Babor được công ty chú trọng đó là trên thế giới, thương hiệu mỹ phẩm Babor từ Đức được đánh giá là dòng mỹ phẩm sang trọng và đẳng cấp bậc nhất. Từ một thương hiệu nổi tiếng ở châu Âu, nhanh chóng mở rộng thị trường và trở thành một thương hiệu mạnh tại châu Á cùng với các nhãn hàng Maybelline, Vichy. Đến nay, Babor đã có mặt ở gần 100 quốc gia và chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam năm 2006. Thương hiệu BABOR với hơn 50 năm trải nghiệm cùng khách hàng trên toàn thế giới đại diện cho sự khác biệt, độc đáo và chất lượng cao nhất của các dòng mỹ phẩm, hệ thống trị liệu và Spa chuyên nghiệp. Sau hơn 50 năm, mỹ phẩm Babor đã cống hiến những nghiên cứu khoa học chuyên sâu trên làn da để phát triển các dòng sản phẩm trị liệu. Nhãn hiệu BABOR được biết đến trên toàn cầu bởi 5 yếu tố độc đáo, đó là: tự nhiên, hiệu quả, chăm sóc toàn diện, sự hài hòa giữa vẻ đẹp bên trong và bên ngoài, trị liệu mang đạm tính cá thể. Mỹ phẩm Babor luôn sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu luôn của thị trường thế giới, đưa khách hàng đến với thế giới của các trị liệu chăm sóc sức khỏe, khách hàng không chỉ được hưởng thụ những thành tựu mới nhất của ngành khoa học mỹ phẩm mà còn được khám phá các nét văn hóa mới lạ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp của các quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới.

2.3.3 Thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty

Khi mới thành lập công ty TNHH mỹ phẩm Phạm Duy chỉ có quan hệ làm ăn buôn bán với đối tác Hàn Quốc. Đến năm 2006, công ty bắt đầu đưa thương hiệu mỹ phẩm Babor vào thị trường Việt Nam đánh dấu mối quan hệ hợp tác lâu dài với Đức. Hiện nay công ty vẫn duy trì nhập khẩu hàng hóa từ 2 nước này và không mở rộng thêm thị trường sản phẩm đầu vào. Số liệu trong bảng 2.4 dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty TNHH mỹ phẩm Phạm Duy từ năm 2007 đến nay.

Bảng 2.6: Thị trường nhập khẩu mỹ phẩm của công ty TNHH mỹ phẩm Phạm Duy từ năm 2007 đến nay.

Năm Chỉ tiêu Đức Hàn Quốc Tổng

2007 Giá trị ($) 34.677 70.545 105.222 Tỷ trọng (%) 32,96 67,04 100 2008 Giá trị ($) 44.449 79.524 123.973 Tỷ trọng (%) 36,85 64,15 100 2009 Giá trị ($) 34.399 86.655 121.054 Tỷ trọng (%) 28,41 71,59 100 2010 Giá trị ($) 41.161 112.772 153.933 Tỷ trọng (%) 26.74 73.26 100 2011 Giá trị ($) 45.086 44.716 89.802 Tỷ trọng (%) 50,51 49,41 100 2012 Giá trị ($) 40.648 54.234 94.882 Nguyễn Thu Hằng Lớp: KTQT E - K51 44

Tỷ trọng (%) 42,84 57,16 100

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu, bộ chứng từ nhập khẩu năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 và 2012)

Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010, giá trị hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc luôn chiếm khoảng 2/3 tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của công ty, năm 2010 chiếm tỷ trọng cao nhất là 73,26%. Điều này cho thấy Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên đến năm 2011, tỷ trọng mỹ phẩm Hàn Quốc nhập khẩu của công ty giảm đột ngột, chưa đạt 50% tổng giá trị nhập khẩu. Nguyên nhân là do chiến lược của công ty muốn phát triển mạnh hơn dòng sản phẩm Babor của Đức, năm 2010 sau khi đầu tư quảng cáo nhãn hiệu Babor, giá trị mỹ phẩm Babor nhập khẩu tăng mạnh từ 26 đến 36% những năm trước lên 50,51% tổng giá trị mỹ phẩm nhập khẩu năm 2011. Điều này chứng minh rằng công ty đã thành công trong việc phân phối rộng rãi hơn sản phẩm Babor đến khách hàng. Thị trường Đức đang dần trở thành đối tác tin cậy của công ty và có khả năng gắn bó lâu dài với công ty TNHH mỹ phẩm Phạm Duy. Nếu công ty duy trì được giá trị nhập khẩu mỹ phẩm Pasle đồng thời phát triển dòng sản phẩm Babor thì hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên rất nhiều so với thời điểm hiện tại.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w