Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 47 - 48)

Từ thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu mỹ phẩm của công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy từ năm 2007 đến nay, có thể thấy những kết quả tích cực mà công ty đã đạt được.

Về kim ngạch xuất khẩu: với nhãn hàng Pasle giá trị hàng nhập khẩu liên tục tăng từ 70.545 $ năm 2007 đến 112.772$ năm 2010. Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ 2008, giá trị nhập khẩu mỹ phẩm của công ty vẫn tăng ở mức xấp xỉ 9% so với các năm trước. Tuy nhiên đến năm 2010 do công ty chú trọng hơn đến việc xây dựng thương hiệu Babor tại thị trường Việt Nam khiến năm 2011 kim nghạch nhập khẩu mỹ phẩm Pasle giảm. Với nhãn hiệu Babor, kể từ năm 2010 sau khi đầu tư giới thiệu sản phẩm rộng rãi hơn, giá trị nhập khẩu sản phẩm này có xu hướng tăng dần và năm 2011 đạt mức giá trị lớn nhất là 32.204 EURO.

Chủng loại mỹ phẩm nhập khẩu: Mỹ phẩm Babor rất phong phú về chủng loại, kiểu dáng đa dạng đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại thị trường Việt Nam về chăm sóc da mặt và cơ thể. Hơn thế nữa, mỹ phẩm Babor còn nhiều tiềm năng về tính độc đáo của sản phẩm, tính chuyên nghiệp khi sử dụng trị liệu trong Spa, tính đặc trị của sản phẩm mà công ty TNHH mỹ phẩm Phạm Duy có khai thác để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Thương hiệu: Pasle đã xây dựng được thương hiệu tại thị trường Việt Nam và đựơc người tiêu dùng ưu chuộng trong vòng 10 năm qua. Thương hiệu Babor mới được công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy chính thức đưa vào thị trường tuy nhiên thương hiệu Babor đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường quốc tế hơn 50 năm. Babor đã trở thành thương hiệu mỹ phẩm Spa hàng đầu của Đức và được thị trường mỹ phẩm ở nhiểu nước phát triển biết đến.

Về giá cả: mỹ phẩm Pasle có giá thành tương đối phù hợp với thu nhập của người Việt Nam, dễ tiếp cận và chinh phục người tiêu dùng ở tầng lớp trung lưu và thấp cấp. Với tầng lớp thượng lưu, công ty TNHH mỹ phẩm Phạm Duy sẽ cạnh tranh bằng mỹ phẩm Babor, chất lượng tốt hơn và có thể đáp ứng nhu cầu riêng biệt của khách hàng. Do đặc điểm này nên giá thành mỹ phẩm Babor tương đối cao so với thu nhập trung bình của người Việt Nam

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

Về lợi nhuận: Hoạt động kinh doanh nhập khẩu mỹ phẩm của công ty luôn mang về lợi nhuận. Lợi nhuận ít hay nhiều còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc điểm năm tài chính, biến động kinh tế trong và ngoài nước. Ngoại trừ những năm công ty sử dụng khoản lợi nhuận này nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh như năm 2010 thì lợi nhuận sẽ âm, tuy nhiên những năm sau do vốn đầu tư bắt đầu phát huy hiệu quả thì việc sử dụng vốn đã mang lại khả năng sinh lời cao hơn. Việc này góp phần giảm các khoản vay của công ty tại ngân hàng, giảm chi phí tài chính, gia tăng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngoài ra công ty còn đạt được một số thành tích tốt như: Công ty nhận được giải thưởng sản phẩm xuất sắc do người tiêu dùng bình chọn năm 2006, nhanh chóng nắm bắt, đón đầu những sản phẩm mới của các hãng có công nghệ tiên tiến hơn so với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tăng được khả năng cạnh tranh và thị phần của công ty trên thị trường, thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện nâng cao mức sống cho người lao động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 47 - 48)