Xây dựng chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 57 - 59)

Công ty TNHH mỹ phẩm Phạm Duy có thể xây dựng chiến lược phát triển trên nhiều khía cạnh khác nhau, phối hợp thực hiện để có được kết quả kinh doanh tốt nhất, chẳng hạn như:

Chiến lược mặt hàng: đa dạng hoá chủng loại mặt hàng bằng cách cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm từ những sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cải biến và

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

nhập ngoại nhiều loại sản phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại và mẫu mã góp phần xây dựng lợi thế cạnh tranh và giảm chi phí cho công ty.

Nguyễn Thu Hằng

Lớp: KTQT E - K51

Chiến lược quy mô kinh doanh và tích lũy tài sản vô hình: quy mô kinh doanh của doanh nghiệp phải được xác định hợp lí trên cơ sở tính toán đúng dung lượng thị trường, tiềm lực kinh doanh. Doanh nghiệp phải xác định được điểm hòa vốn để tối ưu hóa quy mô kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đề có hai loại tài sản là: tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Cả hai loại hình tài sản trên đều quan trọng đối với doanh nghiệp và nếu xét về lâu dài thì tài sản vô hình có phần quan trọng hơn. Tài sản vô hình là vũ khí cạnh tranh rất lợi hại của doanh nghiệp trên thị trường. Nó quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Tài sản vô hình có thể tích lũy bằng hai cách: một là quảng cáo trực tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng, huấn luyện nhân viên của doanh nghiệp để giao tiếp tốt với khách hàng. Hai là gián tiếp thông qua giao tiếp với khách hàng, thông qua các dịch vụ phục vụ khách hàng để nâng cao tín nhiệm của sản phẩm và danh tiếng của sản phẩm trên thị trường.

Chiến lược thích nghi với môi trường: môi trường của doanh nghiệp bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Môi trường cạnh tranh bên ngoài thực sự nhiều phức tạp vì doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác. Để thích nghi với môi trường thì doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện sau: Đáp ứng những nhu cầu khách hàng, đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu kế hoạch của khách hàng. Xác định đối thủ cạnh tranh, tích luỹ và thực hiện lợi thế cạnh tranh, lựa chọn vũ khí cạnh tranh hợp lí. Tiếp cận được với khoa học kĩ thuật hiện đại. Đó là giới hạn về năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những phương thức ứng xử hợp lí với sự phát triển của khoa học công nghệ, tìm ra giải pháp mới trong việc ứng dụng khoa học kĩ thuật.

Chiến lược marketing thương mại: việc nắm bắt được bản chất của marketing và thực hiện tôt công tác marketing có một ý nghĩa quan trọng vì marketing là một công cụ quản lí kinh tế, kế hoạch hoá kinh doanh. Nhiệm vụ của marketing là làm cho kinh doanh phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường và thông qua đó doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Marketing thương mại hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, là vũ khí của nhà kinh doanh, làm cho công việc tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp dễ dàng hơn. Giúp doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường. Để làm được điều này doanh nghiệp cần các biện pháp đầu tư nghiên cứu thị trường tìm hiểu sở thích người tiêu dùng để cải tiến chất lượng hàng hoá, gia tăng giá trị sản phẩm và dịch vụ. Từ đó, chiếm lĩnh các điểm bán hàng tối ưu, đồng thời quảng cáo sản phẩm đến nhiều người tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm để khách hàng dùng thử, tận dụng hết các phân đoạn thị trường, mở rộng tối đa thị phần cho sản phẩm của mình thông qua hệ thống đại lý, liên doanh, mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w