Hỗ trợ quản lý chất lượng hàng nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 62 - 63)

Từ thực trạng nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, Chính phủ nên xem xét hỗ trợ quản lý chất lượng hàng nhập khẩu tập trung ba nhóm giải pháp sau

Nâng cao chất lượng và hiệu lực các văn bản pháp luật của Việt Nam. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cần xác định rõ thời hạn các cơ quan liên quan phải ban hành văn bản hướng dẫn thi hành. Thực tế, việc nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành khá phổ biến, đặc biệt là việc nợ nghị định hướng dẫn thi hành các luật. Điều này vô tình làm giảm thời gian để doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng thực hiện quy định mới. Do đó, các văn bản luật cần phải chi tiết và cụ thể hơn nữa, giảm tình trạng thường xuyên phải chờ văn bản hướng dẫn. Cùng với đó, là về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật cũng cần phải được thông tin chính xác. Thực tế, hiện nay vẫn còn có tình trạng các doanh nghiệp không nắm được một số văn bản luật hay nghị định đã hết hiệu lực hay chưa. Điều này gây nhiều rủi ro cho cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước có liên quan trong việc áp dụng hoặc tuân thủ quy định pháp luật. Hoàn thiện cơ sở pháp lý của công tác kiểm soát hải quan. Đồng thời cụ thể hoá hơn nữa nhiệm vụ, hoạt động của lực lượng hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong Quy chế hoạt động của lực lượng hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ cần phối hợp cùng nhau bổ sung và hoàn thiện các quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu và công bố rộng rãi tới doanh nghiệp. Áp dụng các tiêu chuẩn chung an toàn, vệ sinh, môi trường cho hàng hóa nhập khẩu.

Nâng cao trình độ, trách nhiệm của cán bộ hải quan: hình thành một tổ chức hải quan thống nhất, chuyên trách từ Trung ương đến địa phương, hoạt động ở các địa bàn

Nguyễn Thu Hằng

Lớp: KTQT E - K51

trên phạm vi cả nước. Đầu tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ nghiệp vụ tương đối đầy đủ cho lực lượng kiểm soát hải quan cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ như tàu cao tốc tuần tra, kiểm soát chống buôn lậu trên biển, xe ôtô, xe máy đặc chủng, các thiết bị cố định và cơ động dò tìm. Ngoài ra, còn được trang bị các loại vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ để trấn áp tội phạm như súng bắn hơi cay, bắn đạn cao su, roi điện, áo giáp chống đạn, ống nhòm tia hồng ngoại. Xây dựng, thiết lập hệ thống tình báo hải quan- một bộ phận của lực lượng kiểm soát hải quan, có chức năng thu thập thông tin công khai và bí mật ở trong và ngoài nước, phân tích thông tin để phục vụ quản lý, đánh giá rủi ro, phục vụ công tác kiểm soát chống buôn lậu. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác như Công an, Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển... nhằm thu thập thông tin, dữ liệu để phục vụ thông quan, giải phóng hàng hoá, kiểm tra sau thông quan và phục vụ công tác quản lý hải quan hiện đại.

Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm: Lãnh đạo địa phương phải tăng cường lực lượng, phương tiện kiểm tra thường xuyên, nhất là các địa bàn trọng điểm, bảo đảm kiểm soát, phát hiện, xử lý kịp thời mọi hành vi buôn lậu, mua bán hàng cấm. Bố trí lực lượng kiểm soát hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa tại các khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở, cánh gà cửa khẩu, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, khu vực chợ đầu mối, nơi tập kết hàng nhập lậu, các tuyến đường... Có biện pháp chặt chẽ hoặc kiến nghị xử lý cụ thể đối với tập thể, cá nhân để xảy ra buôn lậu tại địa bàn, lĩnh vực phụ trách.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 62 - 63)