Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 49 - 51)

Công ty kinh doanh kém hiệu quả thường do các nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Các nguyên nhân bên ngoài là những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô mà công ty không thể kiểm soát được như: khủng hoảng, sự thay đổi lãi suất, thay đổi trong môi trường chính sách của chính phủ, lạm phát, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh...

Chính sách quản lý xuất khẩu của các bộ, ngành: thường xuyên bổ sung, sửa đổi nhưng chưa được phổ biến rộng rãi. Chưa xây dựng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và sự bất cập trong công tác kiểm tra theo các tiêu chuẩn này đối với hàng nhập khẩu để góp phần bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng phù hợp nhất là xuất khẩu những mặt hàng có khối lượng và giá trị lớn còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện tốt cho việc xác lập mối liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu, doanh nghiệp chế biến, thương nhân xuất khẩu nhằm ổn định nguồn nguyên liệu, bảo đảm chất lượng sản phẩm và khả năng điều tiết lượng hàng xuất khẩu, đạt đến giá xuất khẩu cao. Việc vận dụng các biện pháp phòng vệ thương mại chưa thực sự hiệu quả. Nhiều thủ tục hành chính rườm rà chưa được sửa đổi đã làm cho doanh nghiệp không thể năng động, linh hoạt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường

Chính phủ kiểm soát lạm phát: Từ đầu năm 2008, NHNN đã sử dụng tất cả các công cụ CSTT theo hướng thắt chặt để kiềm chế lạm phát: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản được điều chỉnh lên mức 12 rồi 14%, khống chế hạn mức tín dụng và yêu cầu kiểm soát chặt những lĩnh vực cho vay có rủi ro cao. Điều này dẫn đến công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Năm 2010, Chính phủ thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ quá chặt chẽ, kiềm chế lạm phát và kiềm chế tăng trưởng: nửa đầu năm 2010, NHNN hạn chế cung ứng tín dụng quá năng lực dự phòng rủi ro và

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

đảm bảo an toàn của từng ngân hàng và cả hệ thống. Thời điểm này, hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng căng thẳng thanh khoản hệ thống, các ngân hàng thiếu nguồn nội tệ cho nhu cầu vay, tỷ lệ sử dụng vốn ở thị trường lớn. Năm 2011, triển khai nghị quyết của Chính phủ về kiểm soát lạm phát, hạn chế nhập siêu Bộ Công thương đề xuất áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt một số mặt hàng nhập khẩu trong đó có mỹ phẩm. Qua đó các sản phẩm mỹ phẩm chỉ được phép nhập khẩu qua 3 cảng biển gồm Hải Phòng, TP HCM và Đà Nẵng và tiếp tục nằm trong danh mục hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu.

Nguyễn Thu Hằng

Lớp: KTQT E - K51

Áp lực cạnh tranh trên thị trường mỹ phẩm ngày càng lớn: mỹ phẩm ngoại nhập đang ồ ạt lấn vào thị trường Việt Nam bằng giá rẻ và có thương hiệu rõ ràng, gây áp lực cạnh tranh với những sản phẩm đang có ở Việt Nam ở cả ba phân khúc thị trường: cao cấp, trung bình và thấp cấp. Trong cuộc cạnh tranh giành thị phần giai đoạn từ 1998- 2002, các công ty đa quốc gia và những thương hiệu mỹ phẩm mạnh đã chiếm thị phần cao và trung cấp. Từ cuối năm 2002 đến nay, mỹ phẩm giá rẻ của Trung Quốc liên tục tấn công với những sản phẩm mới, mẫu mã đẹp, giá rẻ và lại có nhãn hiệu rõ ràng. Ở phân khúc thị trường những sản phẩm có mức giá loại trung bình khá, sự xuất hiện của những cuốn catalog giới thiệu sản phẩm Oriflame in ấn đẹp với những chú thích khá đầy đủ về từng loại tạo điều kiện thuận lợi cho những nhân viên bán lẻ và tạo sự chú ý với khách hàng. Mức giá cạnh tranh trực tiếp với dòng sản phẩm Essance thuộc nhóm mức giá thấp của công ty LG Vina. Riêng với mỹ phẩm cao cấp, áp lực từ nhãn hiệu đã có chỗ đứng như Shiseido, Revlon, L’Oreal... Bên cạnh các doanh nghiệp nhập khẩu các nhãn hiệu mỹ phẩm khác nhau còn xuất hiện áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nội địa đang phát triển hoạt động sản xuất mỹ phẩm.

Hạn chế trong công tác kiểm tra của hải quan: tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực công chức hải quan ham muốn về vật chất và doanh nghiệp muốn tránh né nghĩa vụ đối với Nhà nước (thuế). Hoặc có trường hợp nhiều DN làm ăn chân chính muốn được làm thủ tục HQ một cách đàng hoàng nhưng vẫn bị gây khó dễ. Cách xử lý tiêu cực trong hải quan còn chưa kiên quyết, giải quyết phải tuần tự đi từ thấp lên cao: khiển trách, cảnh cáo, đến hạ lương rồi mới cách chức hoặc đưa ra khỏi ngành, và lại phải đi qua rất nhiều công đoạn xử lý thuộc thẩm quyền của các đơn vị từ dưới lên trên gây ra hạn chế cho việc chấn chỉnh những tiêu cực trong ngành HQ và kể cả ở các ngành khác. Gốc gác của vấn đề là do yếu tố trách nhiệm và phẩm chất của công chức hải quan. Kể cả khi doanh nghiệp làm ăn chững chạc mà hải quan không có trách nhiệm, đạo đức kém thì vẫn cứ vòi vĩnh, gây khó dễ hoặc khi gặp những DN có ý đồ gian lận thì anh HQ thoái hóa lại tiếp tay, thông đồng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 49 - 51)