Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 51 - 54)

Ngoài những nguyên nhân khách quan trên, các nguyên nhân bên trong mới là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó khăn của công ty. Một số nguyên nhân có thể kể đến là:

Về vốn của doanh nghiệp: nguồn lực tài chính của các công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy còn nhỏ, yếu. Việc tiếp cận các nguồn vốn cũng còn nhiều hạn chế không đảm bảo đủ số lượng và kịp tiến độ, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Việc sử dụng đòn bẩy tăng trưởng trong hoạt động của công ty quá mức có thể gây khó khăn khi sự tăng trưởng vượt quá khả năng về tài chính. Một lý do khác cần xem xét là việc công ty chủ yếu dựa vào các khoản vay hơn là nguồn vốn từ việc bán cổ phiếu ngay từ khi

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

thành lập hay trong hoạt động mở rộng công ty. Thứ hai là sự yếu kém trong việc báo cáo quản lý bao gồm các loại báo cáo phân tích tồn kho, báo cáo các khoản phải thu, phân tích doanh thu. Thứ ba là không chú ý đến việc xác định chi phí do đó công ty không thể xác định được chi phí sản xuất sản phẩm hoặc không nhận thức đúng đắn về chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cuối cùng là lượng hàng tồn kho lớn cũng gây cản trở quá trình huy động và sử dụng vốn của công ty.

Về nhân lực: Trình độ cán bộ quản lý thấp, tác phong lao động công nghiệp còn kém, hạn chế trong tiếp cận với những kiến thức, phong cách quản lý hiện đại, đặc biệt kinh nghiệm giao dịch xuất nhập khẩu, nghiên cứu tiếp cận với thị trường thế giới của cán bộ còn thấp. Lãnh đạo công ty thiếu các kỹ năng, kinh nghiệm và bí quyết lãnh đạo, sự yếu kém trong chức năng quản lý tài chính, chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không quản lý về vốn. Không có sự thay đổi nhân viên quản lý nhân sự. Thiếu đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn.Vấn đề được đặt ra là cần sớm khắc phục tình trạng này để lao động trong công ty được đào tạo lành nghề, có năng suất chuyên môn hóa cao để lao động thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác.

Về hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu: Công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác. Chi phí thăm quan, khảo sát thị trường nước ngoài rất hạn chế vì mỗi chuyến đi chi phí khá tốn kém, hiệu quả không cao. Thêm nữa khả năng tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin của cán bộ còn yếu. Hoạt động nghiên cứu thị trường của các công ty chưa được tổ chức một cách khoa học, còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê trong nghiên cứu thị trường. Các thông tin sơ cấp về thị trường không có đủ chi phí để thu thập, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp kinh doanh thụ động chủ yếu dưa vào kinh nghiệm của nhà quản lý.

Về chiến lược phát triển: trước hể là chiến lược sản phẩm, trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến chất lượng sản phẩm và xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường. Phần lớn các sản phẩm của các công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy chưa có tính độc đáo cao, luôn đi sau các nước khác về kiểu dáng, tính năng, giá trị gia tăng sản phẩm trong tổng giá trị của sản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như kế hoạch giá thành của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động tỷ giá hối đoái... công ty thường chỉ tập trung vào tăng trưởng mà không chú ý đến khả năng sinh lợi và dồn mọi nguồn lực vào để đạt mức tăng trưởng cao. Điều này sẽ khiến cho công ty mau chóng cạn kiệt vốn. Thứ hai là chiến lược về lâu dài cho mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp, chú ý nắm bắt cơ hội, theo đuổi những kế hoạch và dự án lớn trong khi không chú ý đến tình hình lưu chuyển vốn của công ty. Không có các kế hoạch đối phó với những bất trắc có thể xảy ra.

Về phân phối: hệ thống kênh phân phối chưa được quan tâm đúng mức nên chưa

Nguyễn Thu Hằng

Lớp: KTQT E - K51

thiết lập được hệ thống kênh phân phối hàng hóa đến đại lý hoặc người tiêu dùng cuối cùng, phần lớn vẫn áp dụng hình thức các kênh phân phối qua các trung gian thương mại do đó chưa kiểm soát được quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm, chưa nắm bắt trực tiếp những thông tin phản ánh tình hình thị trường từ khách hàng. Về hoạt động thương mại điện tử, nhờ những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy việc sử dụng Internet và thương mại điện tử trong suốt thập niên vừa qua, đã giúp người dân tiếp cận hoạt động mua bán trực tuyến phổ biến hơn tuy nhiên quá trình thanh toán và vận chuyển của công ty vẫn còn hạn chế gây khó khăn cho những khách hàng chưa có thẻ tín dụng hay tài khoản ngân hàng hoặc khách hàng ở vùng xa, vùng xôi. Thêm vào đó là sự thiếu tin tưởng vào chất lượng sản phẩm mua bán trên mạng đã cản trở lĩnh vực phân phối của doanh nghiệp.

Về quảng cáo: Chi phí dành cho quảng cáo còn quá thấp, chiếm tỷ trọng ít so với tổng doanh thu và kém xa so với doanh nghiệp nước ngoài như Coca Cola là và Sony. Việc hạn chế chi quảng cáo như vậy, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường. Đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, không khuyến mại, không quảng cáo, không thử sản phẩm doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc bán hàng. Chất lượng quảng cáo còn kém do thiếu chuyên gia trong lĩnh vực này. Hình thức quảng cáo của các doanh nghiệp vẫn chủ yếu là xuất bản các tập catalogue, brochure với nội dung đơn điệu chưa tạo ra “hiện tượng” trong quảng cáo thu hút sự chú ý của nhiều người.

Về dịch vụ hỗ trợ bán hàng: Chưa thật sự đáp ứng đủ và kịp thời ý kiến và phản hồi của khách hàng về hình thức bên ngoài và chất lượng của sản phẩm. Việc xử lý các vấn đề mà khách hàng gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm chưa mang tính chuyên nghiệp, chưa làm họ hài lòng. Việc chăm sóc đại lý và nhà phân phối chưa được quan tâm thích đáng nhất là vào thời điểm địa lý mới mở rất cần sự tư vấn giúp đỡ từ công ty về chuyên môn, kỹ thuật, sản phẩm cũng như kỹ năng bán hàng của nhân viên. Thực hiện không tốt hoạt động này khiến cho khách hàng cũng như đại lý mất dần niềm tin vào công ty và không có ý định hợp tác lâu dài. Như vậy công ty đã làm mất cơ hội của chính mình để mở rộng thị trường tiêu thụ của sản phẩm.

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MỸ PHẨM

PHẠM DUY CHO ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w