Kim ngạch nhập khẩu của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 33 - 40)

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy phân phối độc quyền hai thương hiệu mỹ phẩm là Babor của Đức và Pasle của Hàn Quốc. Bảng 2.1 dưới đây sẽ cho thấy tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty trong những năm gần đây.

Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm của công ty TNHH mỹ phẩm Phạm Duy 2007-2012

Năm Giá trị nhập khẩu ($) Tỷ trọng so với năm 2007 (%)

2007 105.222 100 2008 123.973 117,82 2009 121.054 115,05 2010 153.933 146,29 2011 89.802 85,35 2012 94.882 90,17

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu, bộ chứng từ nhập khẩu năm 2007,2008,2009,2010 và 2011)

Dựa vào bảng trên ta thấy kim ngạch nhập khẩu của công ty biến động tăng, giảm qua từng năm, không có sự ổn định hay phát triển theo một xu hướng nào. Để phân tích rõ hơn hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty bảng số liệu trên sẽ được thể hiện qua hình 2.2 dưới đây

Hình 2.1: Kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm của công ty TNHH mỹ phẩm Phạm Duy 2007-2012

Nguyễn Thu Hằng

Lớp: KTQT E - K51

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu, bộ chứng từ nhập khẩu năm 2007,2008,2009,2010 và 2011)

Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của công ty la 105.222 USD. Năm 2008 tổng giá trị nhập khẩu tăng 17,82% so với năm 2007 và đạt mức 123.973 USD. Tuy nhiên năm 2008 xuất hiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Hoa Kỳ gây ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Kinh tế suy thoái, thương mại giữa các nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát trong nước tăng cao khiến mức sống của người dân giảm sút và một tất yếu khách quan là họ sẽ cắt giảm chi tiêu đặc biệt với hàng hóa xa xỉ như các loại mỹ phẩm. Chính điêu này đã khiến công ty TNHH mỹ phẩm Phạm Duy bị hạn chế trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa, khả năng tiêu thụ mỹ phẩm trên thị trường Việt Nam giảm. Vì vậy kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm của công ty năm 2009 giảm nhẹ so với năm 2008, nhưng vẫn tăng khoảng 15,05% so vơi năm 2007. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 chưa chấm dứt đã nổi lên dấu hiệu đáng lo về cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Đây cũng là khoảng thời gian đáng chú ý trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH mỹ phẩm Phạm Duy. Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn năm 2010 công ty đã đầu tư thực hiện chiến lược sản phẩm, xây dựng mô hình Spa chuẩn theo tiêu chuẩn của đối tác, khẳng định thương hiệu, tính độc đáo của mỹ phẩm công ty cung ứng trên thị trường. Để thực hiện việc này công ty đã chủ động nhập khẩu số lượng hàng hóa cao nhất từ trước đến nay với tổng giá trị nhập khẩu là 153.933 USD, tăng đến 46,29% so với mốc năm 2007. Sản phẩm của công ty tiếp cận rộng rãi hơn với người tiêu dùng và tăng được khả năng tiêu thụ thông qua các chương trình giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy danh số. Ngược lại với tình hình nhập khẩu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm của công ty TNHH mỹ phẩm Phạm Duy giảm mạnh vào năm 2011 xấp xỉ mức 59% so với tổng kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm năm

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

2010. Có thể nói đây là năm kinh doanh khó khăn nhất của công ty khi mà kinh tế toàn cầu suy thoái, những nỗ lực của chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô chưa phát huy được tác dụng rõ rệt trong khi công ty vừa thực hiện hoạt động đầu tư mở rộng thị trường, tiêu dùng trong nước giảm mạnh. Đánh giá được tình hình năm 2011, công ty chỉ nhập khẩu số lượng hàng hóa vừa phải nhằm tránh tình trạng hàng tồn kho, ứ đọng vốn, sử dụng vốn chưa hiệu quả gây ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đến năm 2012, tình hình kinh tế thế giới nói chung và khu vực châu Âu nói riêng đang từng bước phục hổi, tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp, một dấu hiệu tích cực là kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm của công ty năm 2012 đạt 94.882 USD tăng gần 5% so với năm 2011 và có xu hướng tếp tục tăng trong những năm tới.

Tổng số lượng, giá trị mỹ phẩm nhập khẩu hàng năm được chia thành nhiều đợt dựa trên số hợp đồng ký kết giữa hai bên. Số lần giao dịch của công ty TNHH mỹ phẩm Phạm Duy với mỗi đối tác khoảng từ 3-10 giao dịch/năm. Giá trị giao dịch cho mỗi hợp đồng cao thấp khác nhau tùy thời điểm, mục đích nhập khẩu hàng của công ty. Số hợp đồng, thời gian giao hàng, cách thức vận chuyển và giá trị lô hàng được biểu hiện cụ thể qua bảng sau:

Nguyễn Thu Hằng

Lớp: KTQT E - K51

Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm Babor từ năm 2007 đến 2011

Năm Số lượng

(Pcs)

Giá trị EURO

Phương tiện Ngày ký hợp

đồng Ngày nhận hàng 2011 9,219 5.728,84 Hàng không 10/12/2010 14/01/2011 58 212,00 Hàng không 06/01/2011 27/01/2011 1211 3.142,00 Hàng không 29/04/2011 02/04/2011 6,549 15.740,30 Đường biển 06/05/2011 19/07/2011 2,960 7.381,70 Hàng không 04/05/2011 30/05/2011 6,926 10.216,82 Đường biển 12/12/2009 11/02/2010 1,663 3.393,61 Hàng không 17/04/2010 26/05/2010 9,653 15.791,42 Đường biển 12/04/2010 10/06/2010 8,656 12.177,00 Đường biển 20/01/2009 170/3/2009 736 1.089,80 Hàng không 24/03/2009 08/05/2009 142 234,40 Hàng không 24/03/2009 08/05/2009 899 1.711,80 Hàng không 12/08/2009 01/09/2009 7,673 7.641,18 Đường biển 04/08/2009 240/9/2009 928 1.717,30 Hàng không 08/12/2009 23/12/2009 5,932 9.257,90 Đường biển 26/01/2008 12/03/2008 4,163 4.688,37 Đường biển 26/03/2008 07/05/2008 4,426 6.778,30 Đường biển 26/06/2008 13/08/2008 5,809 11.024,99 Đường biển 16/09/2008 29/10/2008 9,412 5.979,14 Đường biển 30/11/2006 30/01/2007 5,147 3.410,96 Đường biển 06/05/2007 27/06/2007 7,347 9.400,05 Đường biển 26/06/2007 17/08/2007 9,412 5.979,14 Đường biển 30/11/2006 30/01/2007

( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu, bộ chứng từ nhập khẩu năm 2007,2008,2009,2010 và 2011)

Do khoảng cách địa lý và tính toán chi phí của doanh nghiệp, mỹ phẩm Babor nhập khẩu về chủ yếu qua đường biển và những lô hàng có giá trị dưới 3500 euro sẽ vẫn chuyển qua đường hàng không. Thời gian từ lúc ký kết hợp đồng đến lúc nhận hàng thông qua vận chuyển đường biển dao động từ 1,5 đến 2 tháng, thông qua đường hàng không là khoảng 15 ngày. Hai bên thỏa thuận giao hàng theo điều kiện FOB với phương thức vận tải đường biển, công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy tự chịu trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa, việc này góp phần giúp công ty giảm bớt một phần chi phí nhập khẩu. Về giá trị nhập khẩu hàng mỗi lần giao dịch của công ty có sự chênh lệch lớn và không ốn định điển hình như tháng 1/2011 công ty nhập khẩu hàng với gía trị là 212 euro trong khi giá trị đơn hàng lớn nhất gần 16 nghìn euro. Điều này cho thấy những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp khiến hoạt động kinh doanh chưa đạt hiệu quả, tốn chi phí, thời gian và nhân lực.

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

Với đối tác là Hàn Quốc, chúng ta cùng nghiên cứu tình hình nhập khẩu mý phẩm của công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy qua bảng dưới đây:

Nguyễn Thu Hằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lớp: KTQT E - K51

Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm Pasle từ năm 2007 đến năm 2011 Năm Số lượng

(Pcs) Giá trị($) Phương tiện Ngày ký hợp đồng Ngày nhận hàng

2011 18,614 15.348,99 đường biển 02/03/2011 18/03/2011 10,250 13.310,00 đường biển 19/04/2011 09/05/2011 19,928 16.057,20 đường biển 08/11/2011 25/11/2011 35,720 8.756,36 đường biển 27/11/2009 06/01/2010 2010 2009 2008 2007 11,926 8.846,36 đường biển 04/01/2010 04/02/2010 13,020 9.725,20 đường biển 16/03/2010 02/04/2010 21,292 15.286,76 đường biển 01/04/2010 12/05/2010 12,982 10.775,80 đường biển 31/05/2010 11/06/2010 15,164 9.154,66 đường biển 16/07/2010 10/09/2010 14,471 13.809,40 đường biển 08/10/2010 26/10/2010 22,418 14.502,32 đường biển 24/09/2010 04/11/2010 8,000 8.500,00 đường biển 29/11/2010 15/12/2010 15,403 13.415,75 đường biển 25/11/2010 30/12/2010 20,433 8.198,42 đường biển 19/12/2008 07/01/2009 5,312 5.873,60 đường biển 7/1/2009 20/1/2009 6,805 5.252,00 đường biển 4/3/2009 26/3/2009 10,210 2.617,70 đường biển 30/3/2009 20/4/2009 7,460 6.514,04 đường biển 17/4/2009 15/5/2009 17,123 12.869,62 đường biển 28/3/2009 18/6/2009 27,004 15.105,12 đường biển 25/6/2009 21/7/2009 17,608 9.439,36 đường biển 21/8/2009 18/9/2009 24,754 20.785,72 đường biển 12/12/2009 25/12/2009 9,624 9.384,80 đường biển 10/01/2008 29/01/2008 12,371 11.591,75 đường biển 12/02/2008 10/03/2008 2,800 2.240,00 đường biển 28/04/2008 14/05/2008 17,504 16.384,20 đường biển 26/05/2008 09/06/2008 1,101 1.832,10 đường biển 24/06/2008 14/07/2008 2,075 3.412,50 đường biển 08/07/2008 30/07/2008 10,055 7.538,46 đường biển 14/08/2008 19/09/2008 29,282 14.244,76 đường biển 30/10/2008 22/11/2008 1,208 4.696,80 đường biển 4/11/2008 22/11/2008 20,433 8.198,42 đường biển 19/12/2008 7/1/2009 7,821 9.308,90 đường biển 05/01/2007 12/01/2007 11,957 14.446,30 đường biển 02/02/2007 12/02/2007 27,284 11.479,10 đường biển 20/06/2007 09/07/2007 16,925 20.864,40 đường biển 08/03/2007 30/03/2007 11,957 14.446,30 đường biển 24/01/2007 12/02/2007

( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu, bộ chứng từ nhập khẩu năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011)

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

Qua quá trình hình thành và phát triển của công ty thi đối tác Hàn Quốc luôn là bạn hàng lớn nhất, có giao dịch thường xuyên với công ty. Hàng năm có khoảng 6-10 giao dịch kinh tế được thực hiện. Giá trị hợp đồng lớn nhất là 20.864 $, giá trị hợp đồng nhỏ nhất là 1.832$. Mỹ phẩm nhập khẩu qua đường biển 100% do số lượng hàng hóa nhập khẩu nhiều và cách vận chuyển này cũng giúp công ty tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo tiến độ kinh doanh. Thời gian từ lúc ký kết hợp đồng đến khi nhận được hàng dao động từ nửa tháng đến 1,5 tháng. Với Hàn Quốc công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy chọn điều kiện giao hàng CIF khác với điều kiện giao hàng trong giao dịch với bạn hàng Đức, điều này cho thấy mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài, có sự tin tưởng lẫn nhau giữa công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy và tập đoàn Dong A.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Trang 33 - 40)