Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Thúc đẩy chuyển phát quốc tế của tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 92 - 94)

Về chính sách pháp luật: Sự quan tâm từ phía Chính phủ thông qua các quy

hoạch chiến lược như Quy hoạch phát triển vận tải Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nhà nước cần có quy hoạch và trên thực tế bằng nhiều nguồn vốn đang và sẽ đầu tư phát triển khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, hành lang đường bộ Đông Tây (EWEC), hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Hà Khẩu - Côn Minh, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt xuyên Á… Các thể chế tiếp tục củng cố, tạo thuận lợi như thủ tục hải quan, cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu khu vực và thế giới.

Xây dựng đề án cải cách thể chế, khuyến khích các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển phát quốc tế như các nền tảng giao dịch dịch vụ vận tải hàng hóa, bốc dỡ hàng hóa,…

Đặc biệt, các gói hỗ trợ mới cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát quốc tế đơn giản hơn về thủ tục và bao quát các lĩnh vực dân sinh; kiên quyết phòng tránh các rủi ro, thất thoát, lạm dụng, trục lợi cá nhân hoặc lợi ích nhóm… Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác các cơ hội mới từ việc triển khai các hiệp định FTA đã có hiệu lực, như CPTPP và EVFTA để nhằm giúp cho dịch vụ chuyển phát của Việt Nam phát triển và ổn định trước thị trường. Chính phủ cần tiếp tục áp dụng các biện pháp nhất quán và đồng bộ để vừa duy trì cả cung và cầu trên thị trường, ổn định thị trường chuyển phát quốc tế cho những doanh nghiệp chuyển phát quốc tế bị ảnh hưởng lớn bởi dịch…

Xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và nhất quán, phù hợp với pháp luật và thông luật quốc tế. Đây sẽ là một tiền đề tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, thu hút hàng hóa về Việt Nam, tạo tâm lý an toàn cho các doanh nghiệp vận tải và giao nhận cũng như các doanh nghiệp mua bán trong và ngoài nước. Vì vậy, Nhà nước cố gắng tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách về thuế, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính… nhằm thúc đẩy và phát triển hệ thống giao nhận.

Về cơ sở hạ tầng: Cần xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng chuyển phát

quốc tế và hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải( đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt,...). Hiện nay, vận tải hàng hóa xuất khẩu ở nước ta chủ yếu bằng đường biển nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho vận tải biển để phát triển dịch vụ chuyển phát quốc tế là một điều tất yếu. Khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng cảng container, cảng nước sâu phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa. Nhà nước cần đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa (ICD),

đường bộ, đường sắt, đường song, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm,… theo một kế hoạch tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả.

Hành chính: Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản các giấy tờ,

thủ tục, đặc biệt là tại các cửa khẩu. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch cho người dân và doanh nghiệp. Cần quản lý chặt chẽ hơn việc thành lập công ty giao nhận nhằm tránh tình trạng phát triển manh mún, chụp giật, hạ giá vô tội vạ trong ngành dịch vụ còn non trẻ này của Việt Nam. Tạo nên thế cân bằng, cùng nhau cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm năng về vốn, công nghệ, kinh nghiệm và con người.

Rà soát các cam kết quốc tế về dịch vụ chuyển phát quốc tế tại WTO, ASEAN và các hiệp định thương mại tự do (FTA), từ đó hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động chuyển phát quốc tế...

Về kinh tế: Việt Nam cần nhiều hơn các đột phá nâng cao năng lực tự chủ của

nền kinh tế; đổi mới mô hình tăng trưởng, gia tăng các động lực tăng trưởng mới; đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế và cải thiện môi trường; phát triển của khu vực tư nhân; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến chế tạo theo chiều sâu và tận dụng tối đa các lợi ích, cơ hội từ hội nhập quốc tế và xu hướng CMCN 4.0 nhằm có tiềm lực để thúc đẩy dịch vụ chuyển phát quốc tế của nước nhà phát triển mạnh mẽ.

Ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật cho phát triển dịch vụ chuyển phát quốc tế, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển dịch vụ chuyển phát quốc tế, góp phần nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát quốc tế. Hỗ trợ xây dựng và đẩy mạnh đầu tư cho những tập đoàn mạnh về dịch vụ chuyển phát quốc tế để tạo định hướng và động lực phát triển thị trường.

Cuối cùng, Tăng cường chính sách hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội, việc Việt Nam gia nhập ASEAN, AFTA, APEC, WTO, … đã giúp cho nước ta nâng cao tầm thế và vị trí trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Nhưng vẫn còn một số quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ không thân thiết, chúng ta cần thiết lập mối quan hệ tin tưởng đặc biệt là quan hệ về thương mại, hai bên cùng có lợi vì lợi ích quốc gia. Từ đó, gián tiếp thúc đẩy việc xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giao nhận và vận tải phát triển. Hơn

nữa, việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước phấn đấu và trưởng thành hơn.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy chuyển phát quốc tế của tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 92 - 94)