Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Thúc đẩy chuyển phát quốc tế của tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 76 - 78)

Môi trường pháp lý

Ở Việt Nam, có khá nhiều các văn bản pháp luật, thông tư, nghị định cho việc thành lập doanh nghiệp, các cơ quan quản lý chuyên ngành, tổ chức , hiệp hội, và cả các quy định về thuế. Tuy nhiên, nhiều văn bản không chặt chẽ, rõ ràng, không theo kịp sự phát triển của dịch vụ chuyển phát quốc tế. Như ta đã biết, chuyển phát quốc tế liên quan đến nhiều bộ ngành như: Giao thông vận tải, Hải quan, kiểm định…mỗi bộ ban hành những quy định khác nhau đôi khi chồng chéo nhau gây không ít khó khăn cho dịch vụ chuyển phát quốc tế. Bên cạnh đó cơ chế quản lý hành chính, năng lực làm việc và thái độ phục vụ của các công chức quản lý cần phải thay đổi, vì đây cũng là một trong những trở lực không nhỏ làm ảnh hưởng trực tiếp đến dịch vụ chuyển phát quốc tế của Việt nam trong quá trình hội nhập thế giới.

Ngoài ra, việc tìm hiểu chính trị - pháp luật các nước đóng vai trò quan trọng đến việc tìm kiếm thị trường chuyển phát với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát quốc tế nói chung và đặc biệt đối với Viettel Post nói riêng vì mỗi

quốc gia đều có những chính sách và luật lệ riêng cho việc vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Môi trường tự nhiên

- Điều kiện địa lý: Việt nam nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương diện tích phần đất liền khoảng 331.698 km². Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km².

Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh bắc bộ và biển đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc,Lào và Campuchia phía tây. Việt Nam hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km. Với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế. Địa lý Việt Nam rất thuận lợi cho hoạt động chuyển phát quốc tế, là nơi trung chuyển hàng hóa, giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi hàng hóa, đường bờ biển dài nhiều cảng, tạo điều kiện phát triển dịch vụ chuyển phát quốc tế.

- Nhân tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ: Nằm trong khoảng 8"30' - 23"22' độ vĩ bắc với một chiều dài khoảng 1650 km, Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới gần xích đạo. Mùa xuân, mùa hạ, mưa nhiều, lượng nước mưa trong năm có khi lên rất cao: Hà Nội năm 1926 là 2,741 mm, Huế lượng mưa trung bình là 2.900 mm, thành phố Hồ Chí Minh trung bình là 2.000 mm mỗi năm.

Là một quốc gia ven biển Việt Nam có nhiều thuận lợi về địa hình, khí hậu, động thực vật nhưng cũng là quốc gia có nhiều thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc, gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải và đời sống con người.

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải còn yếu kém, không đồng bộ, chưa tạo ra hành lang vận tải đa phương thức trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức đang ngày càng lớn. Việt Nam còn thiếu các khu kho vận tập trung có vị trí chiến lược, đồng bộ với hệ thống cảng, sân bay, đường quốc lộ, cơ sở sản xuất; Mất cân đối cung cầu tại các cảng biển miền Nam.

Thực tế cũng cho thấy, việc kết nối các phương thức vận tải chưa hiệu quả; chưa phát huy tốt các nguồn lực về hạ tầng, con người, thị trường nội địa và khu vực; các trung tâm logistics đóng vai trò kết nối Việt Nam với quốc tế chưa được đầu tư, xây dựng… dẫn đến chi phí logistics còn cao, chiếm 25% GDP (so với các nước phát triển chỉ từ 9 đến 15%) trong đó, chi phí vận tải chiếm 30 đến 40% giá thành sản phẩm (tỷ lệ này là 15% ở các quốc gia khác). Điều này làm giảm khả

năng cạnh tranh dịch vụ chuyển phát quốc tế, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Đối thủ cạnh tranh

Dịch vụ chuyển phát quốc tế hiện nay đang trong quá trình chuyển biến và thay đổi so với trước đây do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi mà Việt Nam đã là thành viên của WTO, nhà nước ta đã mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh do vậy sự cạnh tranh hết sức quyết liệt.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ chuyển phát quốc tế của Viettel Post còn yếu, thiếu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, cung cấp các dịch vụ cơ bản, hoặc cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ, cạnh tranh về giá là chủ yếu, ít giá trị gia tăng. Các ông lớn trên thị trường chuyển phát gồm DHL, FedEx, UPS,... đều là các doanh nghiệp nước ngoài lớn và xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh đã có mặt trên thị trường chuyển phát hiện nay có quy mô cũng như chất lượng chuyển phát và nhân sự rất tốt.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy chuyển phát quốc tế của tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 76 - 78)