- Mục tiêu chuyển dịch từ dịch vụ chuyển phát quốc tế truyền thống sang dịch vụ chuyển phát quốc tế số
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, các dịch vụ chuyển phát quốc tế đang ngày càng phát triển, đa dạng, tạo thêm nhiều sự lựa chọn chuyển phát quốc tế cho khách hàng. Không còn phải ra bưu điện, hiện nay, khách hàng có thể ngồi một chỗ và click chuột để chuyển hàng và nhận hàng từ nước ngoài.
Ngày nay, người dân có xu hướng mua và nhận hàng từ nước ngoài qua các trang bán hàng online. Khi đó thì các công ty chuyển phát quốc tế nên có những dịch vụ đổi mới để phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng như hội nhập với thị trường quốc tế. Như vậy, khách hàng có thể lựa chọn nhiều dịch vụ, so sánh để đưa ra quyết định chọn dịch vụ nào tốt nhất cho hàng hóa của mình.
Đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu. Dịch vụ chuyển phát trở thành hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số, của thương mại điện tử; góp phần thúc đẩy Chính phủ số, xã hội số. Vì vậy, nhà nước khuyến khích phát triển và tạo điều kiện cho các nền tảng số để ứng dụng trong lĩnh vực chuyển phát. Khai thác và ứng dụng hiệu quả nền tảng Mã địa chỉ gắn với Bản đồ số(Vpostcode) nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong thương mại điện tử và chuyển phát quốc tế.
- Trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam
Đến hết năm 2020, kim ngạch XNK của Việt Nam ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78,2 tỷ USD, giảm 1,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203,3 tỷ USD, tăng 9,7%, chiếm 72,2% (tỷ trọng tăng 2,1 điểm phần trăm so với năm trước).
Do vậy tiềm năng phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam nói chung và toàn ngành chuyển phát quốc tế nói riêng là rất lớn. Dự đoán, trong tương lai không xa, dịch vụ chuyển phát quốc tế sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào GDP của cả nước.