Triển vọng phát triển của ngành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty cổ phần airseaglobal việt nam (Trang 89 - 93)

6. Kết cấu của khóa luận

3.2.1. Triển vọng phát triển của ngành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

bằng đường biển tại Việt Nam

3.2.1.1. Xu hướng thế giới

Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay thì bất kỳ một quốc gia hay ngành nghề nào, không phân biệt lớn hay nhỏ, mới hay cũ nếu muốn tồn tại và phát triển đều phải chấp nhận và tích cực tham gia vào xu thế mới này. Toàn cầu hóa làm cho

việc giao thương giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo nhu cầu về các dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ phụ trợ....Và điều đó dẫn đến bước phát triển của ngành Logistics toàn cầu (Global Logistics).

Theo báo cáo“Tác động của Covid-19 đến thị trường chuỗi cung ứng và logistics theo ngành dọc (ô tô, sản phẩm tiêu dùng nhanh, y tế, năng lượng và tiện ích, máy móc và thiết bị công nghiệp), phương thức vận tải (đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải), khu vực - Dự báo toàn cầu đến năm 2021” của ResearchAndMmarket.com5, quy mô thị trường logistics toàn cầu được ước đạt 2.734 tỷ USD vào năm 2020 sau đó tăng 17,6% lên 3.215 tỷ USD vào năm 2021. Theo nghiên cứu thị trường của Technavio6, thị trường dịch vụ logistics 3PL của thế giới sẽ tăng khoảng 76,28 tỷ USD trong giai đoạn 2020-2024, với mức tăng trưởng trung bình 6%/ năm. Đóng góp 37% cho sự tăng trưởng là từ khu vực Bắc Mỹ. Động lực chính cho tăng trưởng là nhu cầu đối với vận tải đa phương thức. Thị trường vận tải hàng hóa đa phương thức sẽ tăng trưởng trung bình 7%/năm trong giai đoạn 2020-2024, đạt quy mô khoảng 49,84 tỷ USD.

Các thách thức từ dịch bệnh Covid-19 đang thúc đẩy quá trình tự động hóa trong lĩnh vực logistics (từ vận chuyển, dịch vụ cảng, kho bãi, vận tải…) và sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới. Các tác nhân trong toàn bộ chuỗi giá trị sẽ ưu tiên nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách đầu tư vào công nghệ.

Thương mại điện tử nở rộ trong bối cảnh người dân tăng cường mua hàng trực tuyến vì Covid-19 cũng là một yếu tố đáng chú ý giúp thị trường phục vụ thương mại điện tử phát triển mạnh. Hành vi mua hàng và kỳ vọng của người tiêu dùng thay đổi với những yêu cầu cao hơn về hàng nhanh, miễn phí giao hàng với cước ngắn, giá cả cạnh tranh và “logistics thu hồi” thuận tiện. Lịch trình giao hàng khắt khe thách thức các mô hình chuỗi cung ứng và logisitcs truyền thống, buộc các công ty hiện phải điều chỉnh chiến lược của mình để cung cấp dịch vụ giao hàng theo yêu cầu với chi phí thấp. Thị phần của thương mại điện tử trong trong thị trường bán lẻ ngày càng tăng, thậm chí là theo cấp số nhân. Các giải pháp trực tuyến sáng tạo, tùy chỉnh, đáp ứng yêu cầu đặc thù của khách hàng... sẽ hình thành phân khúc dịch vụ logistics cao cấp.

Ngành kho bãi dự kiến sẽ chuyển đổi đáng kể với quá trình tự động hóa để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử xuyên biên giới và nhu cầu ngày càng tăng về các giải pháp chuỗi cung ứng tích hợp.

Các lĩnh vực sử dụng dịch vụ Logistics trên quy mô toàn cầu gồm: bán lẻ, vận tải, sản xuất, truyền thông, giải trí, viễn thông, tài chính... Xu hướng Logistics trở thành sự liên kết chéo giữa các ngành công nghiệp, đặt ra nhiều thay đổi trong nội tại ngành Logistics để thích ứng với các ngành mà nó phục vụ. Đây là động lực thúc đẩy cũng là thách thức lớn với ngành.

Nhìn chung, lĩnh vực Logistics thế giới sẽ dịch chuyển trọng tâm về các thị trường đang phát triển ở châu Á cùng với sự chuyển dịch của các tập đoàn sản xuất và sự phát triển sôi động của các thị trường bán lẻ tại châu Á. Và việc đầu tư vào công nghệ và con người sẽ là yếu tố quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực Logistics trên thế giới trong tương lai.

3.2.1.2. Xu hướng tại Việt Nam

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14% - 16%, có quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm.

Tháng 7 năm 2018, Ngân hàng thế giới đã công bố Báo cáo chỉ số Hiệu quả Logistics. Theo đó, Việt Nam đạt số điểm 3,27, xếp hạng 39/160 nước, tăng 25 bậc về thứ hạng và 0,29 điểm về điểm số so với năm 2016 (Năm 2016, Việt Nam đạt 2,98 điểm, xếp hạng 64/160). Việt Nam được đánh giá là nước có hoạt động logistics tốt trong khảo sát năm 2018. Xét theo thu nhập, Việt Nam có thứ hạng đứng đầu trong các thị trường mới nổi và xếp hạng cao nhất trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 3 sau Singapore (hạng 7 với 4,00 điểm) và Thái Lan (hạng 32 với 3,41 điểm). Singapore là nước phát triển có thu nhập cao và luôn nằm trong top những nước đứng đầu thế giới về xếp hạng LPI, trong khi Thái Lan là nước xếp thứ hai về LPI trong nhóm nước có thu nhập trung bình cao. Cụ thể, bảng dưới đây cho biết rõ hơn:

Bảng 3.1: Xếp hạng LPI của Việt Nam qua các năm

Nguồn: Ngân hàng thế giới (World Bank),2018

Tuy nhiên, theo đại diện doanh nghiệp, bức tranh logistics năm 2021 sẽ còn tồn tại một số khó khăn trước mắt. Vận tải đường biển vẫn còn chịu ảnh hưởng của việc thiếu hụt container rỗng phục vụ xuất khẩu (lý do vẫn do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội trên toàn cầu) kết hợp với yếu tố bất lợi, tăng giá cước vận tải do quy định áp đặt, làm khó từ các hãng tàu nước ngoài...

Và ở chiều ngược lại, hàng hóa từ Châu Âu và các nước có ký kết FTA với Việt Nam sẽ xuất khẩu vào nhiều hơn vì ngành logistics là một trong những ngành có liên quan mật thiết do đảm bảo chuỗi cung ứng được vận hành thông suốt.

Thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ trong logistics, giao nhận cũng sẽ là xu hướng không chỉ trong năm 2021 mà còn sẽ tiếp tục là xu hướng trong những năm tiếp theo. Điều này góp phần làm bức tranh logistics của Việt Nam thêm khởi sắc:

- Về số lượng: Các dịch vụ Logistics sẽ ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành giao nhận sẽ tiếp tục gia tăng. Đặc biệt với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài có bề dày kinh nghiệm, hoạt động chuyên sâu, sử dụng công nghệ hiện đại vào thị trường giao nhận trong nước, các công ty giao nhận tại Việt Nam có thể phần nào học hỏi thêm kinh nghiệm, làm

quen với công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến từ đó có thể phát triển và vững vàng hơn trong môi trường cạnh tranh.

- Về chất lượng: Dự báo triển vọng trong những năm tới đây chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp giao nhận tại Việt Nam sẽ được nâng cao, cải thiện một cách đáng kể, đặc biệt có tiềm năng trong hoạt động vận tải biển. Đây cũng là điều tất yếu vì để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng. Để xây dựng uy tín, thương hiệu trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam phải không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ của mình hơn nữa.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty cổ phần airseaglobal việt nam (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w