TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội (Trang 31 - 36)

Các tiêu chuẩn đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường chính là các tiêu chuẩn về nội lực bên trong của doanh nghiệp và so sánh với đối thủ cạnh tranh. Bởi lẽ vấn đề về nội lực chính là vấn đề cốt lõi đầu tiên của việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, đó cũng là tiền đề cho việc hoạch định các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành

1. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành.

Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh được thể hiện thông qua thị phần và những lợi thế cạnh tranh đặc biệt của doanh nghiệp. Thị phần càng lớn công ty càng đạt được lợi thế theo quy mô, và quan trọng nhất là chiếm được sự tin tưởng và trung thành của khách hàng.

Thực tế cho thấy, trong kinh doanh có những công ty khi đã chiếm vị thế cạnh tranh trên thị trường thường ngày càng vững mạnh và liên tục phát triển. Nguyên nhân là do những doanh nghiệp này không chỉ chiếm được thị phần mà học còn có năng lực nghiên cứu và phát triển đặc biệt, tạo được uy tín cho thương hiệu. Do đó có thể thấy yếu tố về thị phần và phát triển marrketing củng cố và hỗ trợ lẫn nhau tạo nên vị thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường.

2. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất và mang tính quyết định đến

mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Con người là chủ thể bao trùm lên mọi

hoạt động của doanh nghiệp, yếu tố con người có tác động hai chiều đến mọi yếu tố khác trong sản xuất. Nếu người lao động hoạt động có hiệu quả sẽ tác động tích cực đến cả quá trình tạo giá trị sản phẩm dịch vụ, ngược lại nếu đội ngũ lao động trình độ chuyên môn không cao, tinh thần làm việc kém sẽ tác động tiêu cực, giảm hiệu quả công việc. Đội ngũ lao động là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh thông qua các yếu tố như sự sáng tạo, năng suất lao động, tinh thần thái độ làm việc...

Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn nhà hàng, khối lượng lao động trực tiếp là rất lớn. Lao động trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, do vậy thái độ làm việc, trình độ chuyên môn của nhân viên sẽ được khách hàng đánh gía và điều này ảnh hưởng tới hình ảnh của doanh nghiệp cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Tiếp theo yếu tố con người là yếu tố cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức linh hoạt, đoàn kết vững mạnh và một nhà quản trị sáng suốt tài ba sẽ chèo lái con thuyền doanh nghiệp đến đích thành công. Đánh giá về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu bởi cơ cấu tổ chức cho thấy quá trình

vận hành của bộ máy doanh nghiệp, chính vì mối quan hệ nhân quả giữa nhân lực, quản trị nhân lực và chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp nên khi xem xét đánh giá về năng lực cạnh tranh người ta đi vào tiêu chí quan trọng nhất là về nhân lực và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

3. Hoạt động marketing phân phối của doanh nghiệp.

Các hoạt động xúc tiến về bán hàng là một trong những hoạt động marketing của doanh nghiệp. Phân phối bán hàng từ lâu đã được coi là công cụ cạnh tranh hữu hiệu, vì vậy có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua công cụ này.

Thứ nhất là về khả năng đa dạng hóa các kênh phân phối của doanh nghiệp. Các kênh phân phối của doanh nghiệp có được là do mối quan hệ với các nhà cung cấp và uy tín của doanh nghiệp với trên thị trường. Việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và ảnh hưởng tích cực đến việc tìm kiếm doanh thu của doanh nghiệp.

Thứ hai vềkênh phân phối chủ lực của doanh nghiệp được ví như xương

sống của hệ thống bán hàng, hệ thống phân phối này nhắm vào thị trường mục tiêu và thực hiện vai trò nòng cốt trong việc xúc tiến đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường. Nếu kênh phân phối chủ lực của doanh nghiệp mạnh, nó sẽ tạo đà cho việc mở rộng thị trường tiềm năng và cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ cùng đẳng cấp.

Thứ ba, phân phối bán hàng không chỉ dùng lại ở việc bán sản phẩm ra thị trường mà còn bao gồm cả các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau quá trình bán một cách hợp lí. Hệ thống marketing của doanh nghiệp hoàn hảo hơn khi doanh nghiệp áp dụng hình thức sau phân phối này, chính các dịch vụ chăm sóc nhà cung cấp và khách hàng sẽ giữ lại nguồn khách lớn, trung thành cho doanh nghiệp.

là khả năng liên kết với các đối tác trong ngành để hoàn thiện hơn hệ thống sản phẩm dịch vụ của mình. Các doanh nghiệp đều biết rằng họ có những khác biệt và những khác biệt đó tạo nên tính lợi thế cạnh tranh riêng, nếu biết hợp tác với nhau cùng chia sẻ khách hàng, các doanh nghiệp không chỉ giảm bớt các lực lượng cạnh tranh trong ngành mà còn nâng cao hơn sức cạnh tranh của mình.

Từ những vấn đề trên cho thấy tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của các marketing phân phối đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, vì vậy có thể nói hệ thống phân phối chính là yếu tố không thể thiếu khi đánh giá về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay.

4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một tiêu chí quan trọng đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thường xem xét hiệu quả kinh doanh trên khía cạnh doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu là chỉ tiêu không chỉ phản ánh mức độ cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ mà con cho thấy sự tăng trưởng hay suy giảm về năng lực doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu động có thể đem so sánh qua nhiều thời kì, cũng như giữa doanh nghiệp với các đối thủ cùng thứ bậc để có đánh giá tổng quát, có chiều sâu về kết quả đạt được.

5. Chất lượng sản phẩm dịch vụ so sánh với đối thủ cạnh tranh

Đối với tất cả các doanh nghiệp thì chất lượng sản phẩm dịch vụ luôn là yếu tố trọng tâm để được nâng cao. Mọi biện pháp của doanh nghiệp từ phía chất lượng nguồn nhân lực đến marketing hay huy động vốn đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình. Có thể thấy, sản phẩm là bộ mặt của doanh nghiệp, đại diện cho thương hiệu. Doanh nghiệp lớn mạnh hay không, thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sản phẩm dịch vụ, bởi đó chính là điểm khởi đầu và kết thúc của doanh nghiệp. Người tiêu dùng và doanh nghiệp gặp nhau tại sản phẩm hay nói cách khác

sản phẩm là mối liên hệ giữa cung cầu trên thị trường.

Muốn sử dụng chiến lược cạnh tranh hiệu quả doanh nghiệp phải xác định rõ thị trường mục tiêu của mình, nhu cầu của khách hàng với sản phẩm như thế nào? Doanh nghiệp sẽ chiến thắng trong cạnh tranh nếu lưạ chọn trình độ sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Thực tế cho thấy, có nhiều loại sản phẩm cùng đáp ứng một nhu cầu nhưng có nhưng sản phẩm tồn tại lâu dài trên thị trường và được khách hàng ưa chuộng nhưng có những loại sản phẩm nhanh chóng biến mất. Nguyên nhân là do chất lượng sản phẩm khác nhau. Chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu khó đo lường bởi nó phụ thuộc vào đánh giá của khách hàng. Tuy nhiên, khi theo đuổi chính sách cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp phải cân nhắc với việc đánh đổi bằng chi phí. Thông thường những sản phẩm chất lượng cao phải có chi phí nguyên vật liệu đầu vào hoặc ứng dụng khoa học công nghệ cao hơn số với các sản phẩm cùng tính năng khác.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố tính chu kì của sản phẩm. Mỗi sản phẩm thường có một chu kì sống bao gồm cả các giai đoạn hình thành, phát triển và lụi bại. Do đó, doanh nghệp cần dựa vào đặc điểm này để đưa ra những quyết định sang suốt nên hay không nên duy trì sản phẩm cũ cũng như có kế hoạch tung sản phẩm mới ra thị trường.

6. Lợi thế so sánh.

Các doanh nghiệp khi mới gia nhập ngành thường vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp tiên phong trong ngành, bởi lẽ những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường sau một thời gian hoạt động kinh doanh đã có được những lợi thế so sánh quý giá so với đối thủ. Hai nội dung của lợi thế so sánh ở đây là thương hiệu và sự khác biệt so với đối thủ.

Trước hết, tạo lập thương hiệu có thể được xem như phương thức cạnh tranh có hiệu quả nhất đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Thương hiệu là tài

sản vô hình quý giá nhất của doanh nghiệp. Để nhãn hiệu trở thành thương hiệu đòi hỏi một quá trình phát triển lâu dài, thương hiệu đánh dấu những thành công của doanh nghiệp và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cạnh tranh về thương hiệu tạo ra sự trung thành của khách hàng, thương hiệu không chỉ giữ chân các khách hàng truyền thống lâu năm cho doanh nghiệp mà còn thu hút được những khách hàng mới gia nhập vào nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Chính vì thế thương hiệu chính là công cụ cạnh tranh hữu hiệu mà doanh nghiệp cần biết khai thác sử dụng.

Yếu tố thứ hai trong lợi thế cạnh tranh là sự khác biệt, theo M.Porter thì nâng cao sự khác biệt là một trong những cách hữu hiệu nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh mà một doanh nghiệp có thể tiến hành. Mục tiêu của sự khác biệt là đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra được những dịch vụ độc đáo đối với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu của họ hơn hẳn đối thủ cạnh tranh. Việc trước tiên doanh nghiệp phải làm là tìm hiểu về khách hàng mục tiêu và sản phẩm mong muốn của khách hàng, có như vậy mới tạo được sự khác biệt trên cơ sở những lợi thế doanh nghiệp đã sẵn có.

Nói tóm lại, lợi thế cạnh tranh là một chỉ tiêu khá quan trọng đánh giá về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp khai thác điểm mạnh của mình tối đa để bứt phá vượt lên so với đối thủ cùng đẳng cấp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội (Trang 31 - 36)