Tác động của yếu tố chính trị trong nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội (Trang 62 - 64)

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN

2. Tác động của môi trường vĩ mô trong nước

2.2. Tác động của yếu tố chính trị trong nước

Những năm qua, chứng kiến sự tham dự tích cực của Việt Nam trên các diễn đàn chính trị, kinh tế và văn hóa quốc tế mà nổi bật nhất là lần đầu tiên, Việt Nam trở thành thành viên luân phiên không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ (UNSC). Việt Nam chính thức nhận vai trò này vào ngày 1-1-2008. Sự thành công và những thành tựu của chính trị nước nhà trong năm nay đã tiếp thêm năng lượng cho cuộc hành trình hội nhập tích cực của nước ta vào chính trường thế giới. Trong năm đầu tiên tham gia UNSC, đặc biệt là trong cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an vào tháng 7, Việt Nam đã làm tốt vai trò của mình bằng cách đưa ra những đề nghị liên quan đến các văn kiện của UNSC, dự thảo các báo cáo thường niên của UNSC và tham gia

bỏ phiếu thông qua những nghị quyết của UNSC với trách nhiệm đầy đủ. Nước ta đã có một bước đi nữa trên đường hội nhập khu vực khi tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Cambodia-Laos-Myanmar-Vietnam (CLMV) lần thứ 4 và Hội nghị Thượng đỉnh chiến lược hợp tác kinh tế Ayayewady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) tháng 11 tại Hà Nội. Thành công này chứng tỏ Việt Nam đủ mạnh để tăng cường hơn nữa sự hợp tác khu vực trong những lĩnh vực thương mại, đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp, vận tải, du lịch, năng lượng, phát triển nhân lực và y tế. Những thành tựu trong cuộc sống chính trị quốc tế của chúng ta được dùng làm động lực giúp tăng cường các quan hệ kinh tế với 27 nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU), Trung Đông, châu Phi cũng như các đối tác chiến lược và truyền thống khác.

Mới đây, nước ta đã tăng cường các hoạt động ngoại giao, chính trị và ký kết các thỏa thuận hợp tác với một số nước Trung Đông để thành lập khung pháp lý làm nền tảng cho các hoạt động hợp tác tương lai. Hai nước nhập khẩu nhiều hàng hóa Việt Nam nhất ở khu vực này là Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (United Arab Emirates) và Thổ Nhĩ Kỳ. Những năm gần đây, Việt Nam cũng xem trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác hai bên cùng có lợi với các nước châu Phi. Tính đến thời điểm này, ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 48 trong 54 quốc gia châu Phi. Bên cạnh đó, ta đã ký các hiệp định mậu dịch song phương với 15 nước và ký 13 thỏa thuận áp dụng quy chế tối huệ quốc (most-favored nation -MFN), đồng thời tiếp tục xem Mỹ, Nga là các đối tác kinh tế quan trọng và đã tăng cường quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với hai cường quốc này.

Chính những bước tiến tích cực trong chính trường quốc tế của nước nhà, đã và đang tạo đà thuận lợi, nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường toàn cầu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w