Văn hóa xã hội trong nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội (Trang 64 - 65)

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN

2.3.Văn hóa xã hội trong nước

2. Tác động của môi trường vĩ mô trong nước

2.3.Văn hóa xã hội trong nước

Cùng với những bước tiến dài về mặt kinh tế và chính trị của Việt Nam, văn hóa xã hội những năm qua đang không ngừng thay da đổi thịt. Bước vào thời kỳ hội nhập, văn hóa cộng đồng làng xã cao có những thế mạnh rất đặc trưng: Đó là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn hay khi gặp tai ương, Tuy nhiên, văn hóa làng xã cũng chính là điểm hạn chế khi chúng ta tham gia vào hội nhập toàn cầu. Tính tự cấp tự túc của văn hóa làng xã sinh ra lối làm việc không chuyên nghiệp. Tinh thần dân chủ làng xã dẫn đến tình trạng tự do vô kỷ luật, trên bảo dưới không nghe. Truyền thống trọng tình khiến người Việt chỉ quen ứng xử theo tình cảm mà không quen ra lệnh và chấp hành mệnh lệnh, hay nể nang nhau. Tư duy tiểu nông dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp, việc gì cũng “nước đến chân mới nhảy”... Đây là những đặc điểm đã từng phát huy thế mạnh trong khuôn khổ văn hoá làng xã, nhưng nay trở thành gánh nặng, thành sức cản rất lớn khi chúng ta tham gia vào môi trường kinh tế toàn cầu – môi trường sản xuất yêu cầu tính chuyên nghiệp hóa sâu, tính kế hoạch hóa dài, tính kỷ luật cao.

Trong thời kỳ hội nhập, cùng với việc phát triển kinh tế, chúng ta phải đối mặt với nguy cơ rất lớn: Đó là sự “xâm lăng” của văn hóa phương Tây. Nếu như trước đây, văn hóa phương Tây vào Việt Nam bằng con đường xâm lược lãnh thổ, thì hiện nay, nó thâm nhập vào bằng con đường kinh tế. Những giá trị văn hóa truyền thống cả về vật chất lẫn tinh thần đều có nguy cơ bị văn hóa phương Tây thay thế và lấn át. Muốn chống lại nguy cơ đó, không có cách nào hơn là phải tăng cường bản sắc văn hóa Việt đi đôi với phát triển kinh tế, biến văn hóa thành thế mạnh để thu về lợi nhuận, một mặt vừa giáo dục văn hóa truyền thống, mặt khác có thể mang văn hóá của mình tiếp cận với thế giới.

hữu hiệu để đưa Nghị quyết Trung ương V về “Xây dựng một nên văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” vào cuộc sống, đề cao các giá trị văn hóa tinh thần để làm đối trọng với khuynh hướng “vật chất” đang ngày càng lấn át, khai thác thế mạnh văn hóa để làm kinh tế, phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa một cách cân xứng và bền vững.

Nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa có nguồn gốc rất lâu đời. Đây là một đặc điểm và cũng là một thế mạnh mà rất ít quốc gia trên thế giới có được. Chính vì thế, nếu làm tốt, chúng ta hoàn toàn có thể giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, việc phát huy các yếu tố văn hóa tích cực mang bản chất dân tộc sẽ tạo đà cho các hoạt động kinh tế cũng như các chủ thể kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội (Trang 64 - 65)