Vai trò nguồn nhân lực đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh là không thể phủ nhận, do vậy nhóm giải pháp về nguồn nhân lực được coi là quan trọng nhất. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, em xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau:
Trước tiên là các giải pháp nâng cao trình độ làm việc của đội ngũ công nhân viên. Xuất phát từ thực tế, nhân viên các bộ phận như buồng, nhà ăn, lễ tân ...làm việc tại công ty TNHHNN một thành viên du lịch công đoàn Hà Nội có trình độ ngoại ngữ còn chưa cao, và không đồng đều trong khi khách du lịch tại công ty có khá nhiều người nước ngoài. Do vậy, công ty nên tổ chức cho nhân viên của mình tham gia các khóa học Tiếng Anh và Tiếng Pháp, để có thể sử dụng được các câu chào hỏi cơ bản, cũng như tập giải quyết một số tình huống thông thường với khách nước ngoài một cách lịch sự.
Tổ chức các buổi học về văn hóa Việt Nam, các điểm đến hấp dẫn của Hà Nội, các nét văn hóa đặc trưng của đất nước con người Việt Nam. Du khách sẽ rất thú vị nếu được nghe những điều tốt đẹp về đất nước chúng ta.
Công ty nên khuyến khích động viên, khen thưởng những nhân viên có tinh thần học hỏi, chịu khó trau dồi kiến thức văn hóa của các nước có khách hàng là khách hàng mục tiêu như Trung quốc, các nước Đông Nam Á, một số nước lớn ở Châu Âu...Những kiến thức này sẽ giúp cho nhân viên công ty tạo được thiện cảm với khách hàng của mình, từ đó khiến khách hàng tin tưởng và muốn quay lại với công ty.
Đối với nhân viên của từng bộ phận, tổ chức các lớp tập huấn riêng tùy theo chức năng nhiệm vụ từng bộ phận riêng biệt. Đối với bộ phận nhà bếp hay phục vụ buồng, tuy hai bộ phận này không trực tiếp tiếp xúc với khách
hàng nhưng lại là người có người có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng phục vụ của công ty, bởi lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh lưu trú và ăn uống.
Nhân viên phục vụ buồng cần được trang bị đầy đủ các công cụ vật dụng cần thiết cho công việc của họ, có chế độ ưu đãi đối với nhân viên nữ vì phục vụ buồng là công việc khá vất vả. Nhân viên nhà bếp đóng vai trò quan trọng góp phần vào sự thành công của dịch vụ khi mà khách hàng đến nghỉ tại công ty có đến trên 30% là khách nước ngoài. Để nâng cao trình độ tay nghề của nhân viên nhà bếp, công ty nên cho họ đi học hỏi kinh nghiệm của các đầu bếp của các nhà hàng khách sạn nổi tiếng, hay những khóa học do tổ chức người nước ngoài hợp tác với tổng cục du lịch Việt Nam.
Tổ chức các buổi giao lưu, thi tay nghề với các đầu bếp khách sạn khác tạo điều kiện vừa giao lưu, vừa học tập, vừa gia tăng sáng tạo của nhân viên. Bên cạnh việc nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, công ty cần chú trọng tới các biện pháp xây dựng môi trường làm việc tốt. Môi trường làm việc là do tất cả các thành viên tạo dựng nhưng vai trò quyết định vẫn là người quản lí vì người quản lí như đầu tầu gương mẫu định hướng hoạt động của toàn bộ nhân viên trong bộ phận.
Người quản lí trước hết phải kiểm soát được hoạt động của nhân viên, thấu hiểu nhu cầu nguyện vọng nhân viên, nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc sẽ tác động trở lại hoàn thành công việc tốt hơn. Người quản lí phải tạo động lực cho nhân viên của mình không chỉ ở những lời khen thưởng mà còn ở việc mang đến cho họ cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp bằng nhiều hình thức như thăng cấp, tăng lương, tặng quà, tiền ... Người quản lí muốn làm tốt công tác này phải xây dựng cho mình một hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả làm việc, trên cơ sở đảm bảo tính công bằng khách quan và chính xác.
lẫn nhau giữa các nhân viên cùng một tổ, điều đó tạo cho họ tinh thần tự giác cao với công việc.
Vấn đề sắp xếp nhân lực hợp lí và đúng vị trí cũng đóng vai trò rất quan trọng. Những nhân viên chủ chốt không những ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới phong cách làm việc của nhân viên và chính sách phát triển của nhà hàng. Họ phải là người có tầm nhìn, có kinh nghiệm và có tác phong phù hợp với văn hóa kinh doanh của khách sạn.