Vai trò ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội (Trang 40 - 43)

IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN

2.Vai trò ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng trong nền kinh tế

Kinh doanh khách sạn nhà hàng là một bộ phận thuộc lĩnh vực kinh tế dịch vụ. Trước đây, quan niệm về dịch vụ còn rất hạn hẹp, dịch vụ chỉ bao gồm những hoạt động kinh tế thỏa mãn nhu cầu bổ sung cho cuộc sống, hay người ta quan niệm dịch vụ là hoạt động phụ. Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng, sản xuất phát triển với tốc độ cao thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động xã hội, những nhu cầu phục vụ cuộc sống văn minh của con người cũng tăng lên nhanh chóng. Từ đó, hoạt động dịch vụ tách thành hoạt động riêng, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Dịch vụ là ngành kinh tế nối liền sản xuất với tiêu dùng, nhà hàng

khách sạn tạo ra bao nhiêu giá trị thì đồng thời cũng tiêu thụ ngay trong qúa trình tạo ra giá trị đó. Bên cạnh đó nó cũng là một ngành kinh tế nối liền sản xuất với sản xuất,nối liền khoa học kĩ thuật phát triển và đời sống con người làm xã hội loài người ngày càng văn minh hơn.

Trong nền kinh tế hiện đại, tỉ trọng ngành du lịch- một bộ phận của dịch vụ đóng góp trong thu nhập quốc dân ngày càng tăng lên, ngành du lịch trong đó có kinh doanh khách sạn nhà hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Cũng như những ngành kinh tế khác, ngành kinh doanh khách sạn cũng trực tiếp hay gián tiếp tạo ra sản phẩm xã hội, ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng cũng sử dụng lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy vậy cũng có những điểm khác so với những ngành kinh tế khác, như sản xuất và tiêu dùng trong ngành kinh doanh khách sạn là cùng một thời điểm, sản xuất không phải lưu kho...

Kinh doanh khách sạn nhà hàng tác động đến đời sống kinh tế xã hội chung của đất nước. Phân phối lại quỹ tiêu dùng cá nhân giữa các vùng miền trong nước thông qua kinh doanh lưu trú và ăn uống của khách sạn vì thế góp phần làm tăng GDP của các vùng miền và của cả nước.

Kinh doanh khách sạn cũng tạo cơ hội phát triển cho các ngành khác vì hàng ngày khách sạn tiêu thụ một khối lượng lớn các mặt hàng của các ngành như công nghiệp nhẹ, nông thủy hải sản, bưu chính viễn thông, ngân hàng, thủ công mĩ nghệ…

Giống như các ngành kinh tế khác kinh doanh khách sạn góp phần thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước cho nền kinh tế, huy động nguồn tiên nhàn rỗi và giải quyết một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người dân.

Bên cạnh những đóng góp cho sự phát triển cho nền kinh tế nói chung thì ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng phát triển còn tác động tích cực đến

ngành du lịch tại nước ta. Bởi lẽ kinh doanh khách sạn và du lịch là hai ngành có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau. Kinh doanh khách sạn là một trong những hoạt động chính của ngành du lịch và thực hiện những hoạt động chính của ngành. Kinh doanh khách sạn nhà hàng mang một ý nghĩa xã hội to lớn.

Kinh doanh khách sạn góp phần gìn giữ và khôi phục khả năng lao động của người lao động thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi trong thời gian đi du lịch ngoài nơi cư trú.

Ngoài ra, kinh doanh khách sạn còn tạo nơi giao lưu, gặp gỡ vui chơi giải trí theo xu hướng thưởng thức ẩm thực và không gian mới lạ tại nhà hàng khách sạn.

Địa phương nào có tiềm năng du lịch hay chú trọng đầu tư cho du lịch phát triển thì chắc chắn phải có hệ thống khách sạn nhà hàng đủ tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách. Ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng muốn phát triển tốt phải dựa vào điều kiện và tiềm năng

khai thác ngành du lịch,ngược lại đến lượt mình khi ngành kinh doanh khách

sạn nhà hàng phát triển rộng rãi sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ, thu hút khách du lịch tới thưởng thức và khám phá nét đẹp tiềm ẩn của đất nước. Nói cách khác, kinh doanh khách sạn nhà hàng được ví như “thầy phù thủy” biến những nét văn hóa, ẩm thực truyền thống trở thành đặc sản của mỗi vùng miền trong mắt du khách. Từ đó, vai trò của ngành kinh doanh “ăn nghỉ, vui chơi” này vượt ra khỏi vai trò đóng góp về mặt kinh tế trong thu nhập quốc dân, kinh doanh khách sạn nhà hàng với chất lượng cao sẽ là điều kiện thuận lợi quảng bá hình ảnh về du lịch đất nước và con người Việt Nam với bạn bè trên thế giới.

Như vậy, có thể nói ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng tại Việt Nam đang phát triển khá sôi động theo xu hướng chung của thời đại, nhưng vẫn không bỏ qua những nét truyền thống về văn hóa, bản sắc dân tộc và giao tiếp

ứng xử của người Việt. Sự phát triển của ngành kinh doanh tuy không phải là mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn này là minh chứng rõ rệt cho tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế quốc dân.

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng du lịch hiện nay đang đứng trước một yêu cầu đòi hỏi mang tính chất sống còn đó là làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh trong một nền kinh tế năng động, tuy nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch lữ hành của công ty TNHHNN một thành viên Du Lịch Công Đoàn Hà Nội (Trang 40 - 43)