IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN
1. Khái niệm và đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn trong nền kinh tế
1.2. Đặc điểm ngành kinh doanh khách sạn
Hoạt động kinh doanh khách sạn có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Hoạt động kinh doanh khách sạn chịu ảnh hưởng vào tài nguyên du
lịch tại điểm đến du lịch. Tài nguyên du lịch là một trong những nhân tố mà kinh doanh khách sạn nào cũng phải quan tâm khi tiến hành xây dựng khách sạn. Tài nguyên du lịch sẽ tạo ra những nét đặc trưng cho mỗi khách sạn nhà hàng, là lợi thế thu hút khách du lịch đến với khách sạn. Tài nguyên du lịch không chỉ tạo khung cảnh, môi trường kinh doanh mà còn chi phối tổ chức, thể loại, thứ hạng, quy mô hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Cơ sở kinh doanh của khách sạn ở mỗi thời điểm phụ thuộc vào sức chứa và sức hấp dẫn của tài nguyên, loại khách sạn phụ thuộc vào loại tài nguyên. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh khách sạn cũng tác động trở lại đối với tài nguyên du lịch. Nếu khi tiến hành thiết kế xây dựng khách sạn mà không phù hợp với tài nguyên du lịch thì sẽ đánh mất sự hài hòa của chúng và giá trị tài nguyên theo đó mà bị giảm sút.
- Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu và đầu tư
cơ bản tương đối cao. Đặc điểm này xuất phát từ tính cao cấp và đồng bộ của nhu cầu du lịch. Có thể lí giải điều này như sau, trong thời
gian đi du lịch ngoài nhu cầu thiết yếu và nhu cầu bổ sung cho cuộc sống tại khách sạn, du khách có những nhu cầu vui chơi giải trí khác cao hơn mức thông thường. Nên để đáp ứng các nhu cầu cao cấp này thì khách sạn cần phải xây dựng hệ thống đồng bộ các công trình, cơ sở phục vụ có trang thiết bị chất lượng cao, do đó khách sạn cần một số vốn đầu tư không nhỏ trong thời điểm đầu khi bước vào kinh doanh.
- Hoạt động kinh doanh khách sạn nhà hàng đòi hỏi một đội ngũ lao
động trực tiếp khá lớn. Điều này xuất phát từ chính tính chất hoạt động kinh doanh của các khách sạn nhà hàng, đó là phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ, vui chơi giải trí của khách hàng. Trong thời gian nghỉ tại khách sạn, du khách bỏ chi phí để được hưởng thụ các dịch vụ mà khách sạn đem lại, các công việc trước và sau quá trình tiêu dùng sản phẩm dịch vụ đó, các nhân viên của khách sạn phải đảm đương. Do đó, khối lượng khách của khách sạn trong khoảng nào đồng nghĩa số lượng nhân viên lao động trực tiếp của khách sạn cũng phải đảm bảo trong khoảng tương ứng với một tỷ lệ nhất định của nhân viên / khách sao cho chất lượng phục vụ là tốt nhất.
- Hoạt động kinh doanh khách sạn là hoạt động mang tính chu kì kinh
doanh.
Nhịp độ hoạt động của khách sạn là một vấn đề gây tranh cãi trong việc điều hành khách sạn. Khách sạn luôn biểu hiện đặc tính tuần hoàn, điều này ảnh hưởng đến hoạt động của khách sạn cũng như việc quản lí nó. Nhu cầu nghỉ tại khách sạn của khách thay đổi theo từng ngày, từng thời vụ, tùy thuộc vào từng loại hình khách sạn và thị trường khách hàng mà doanh nghiệp nhắm vào.
vào những ngày trong tuần và vắng vào những ngày cuối tuần. Trong khi loại khách sạn nghỉ mát phục vụ khách đi du lịch thường thay đổi theo mùa.
- Hoạt động của khách sạn chịu tác động của một số các quy luật. Mỗi khách sạn khi xây dựng thường chịu sự chi phối của các tài nguyên du lịch hay các yếu tố khách quan như khí hậu, tính thời vụ... Bên cạnh đó kinh doanh khách sạn chịu ảnh hưởng bởi một số quy luật sinh lí của con người : ai cũng có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi và vui chơi tại những thưòi điểm nhất định. Nhu cầu về ăn, ngủ là đại lượng khó thay đổi về lượng, do vậy một nhà kinh doanh khách sạn nhà hàng tài ba phải biết cách làm thế nào phát triển các loại hình dịch vụ khác để đáp ứng những nhu cầu cao hơn của khách hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Kinh doanh khách sạn nhà hàng là hình thức kinh doanh mang tính cạnh tranh rất lớn, do đó công việc quản lí khách sạn là rất quan trọng và quyết định sự thành công của hoạt động kinh doanh. Khả năng thành công của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó là khâu phân tích, dự báo nhu cầu thị trường và các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.