HĐQT TỔNG GIÁM ĐỐC

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam (Trang 45 - 53)

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO Ở NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM.

HĐQT TỔNG GIÁM ĐỐC

TỔNG GIÁM ĐỐC (HỘI SỞ CHÍNH) Chi nhánh tỉnh, thành phố Đại diện HĐQT tỉnh, thành phố Phòng giao dịch, chi

nhánh quận, huyện Ban đại diện HĐQT quận, huyện

Đơn vị nhận uỷ thác

Tổ tiết kiệm và vay vốn

Người

(1) Vốn Điều lệ

(2) Vốn cho vay xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác

(3) Hàng năm, UBND các cấp được trích một phần từ nguồn tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách cấp mình

(4) Vốn ODA được Chính phủ giao.

Thứ hai, vốn huy động trên thị trường, bao gồm:

(1) Nhận tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt.

(2) Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước: Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì dố dư tiền gửi tại NHCSXH để tạo nguồn. Hạn mức này bằng 2% tổng dư nợ huy động bằng đồng Việt nam đến 31/12 năm trước đó của các NHTM. Khoản tiền gửi này sẽ được NHCSXH trả lãi bằng lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồn vốn hàng năm của các tổ chức tín dụng cộng phí huy động hợp lý do hai bên thỏa thuận. Do vậy, thực chất nguồn này tương tự như nguồn ngân hàng tự huy động. (3) Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. (4) Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các

giấy tờ có giá khác.

(5) Huy động tiết kiệm của người nghèo.

Thứ ba, vốn đi vay:

(1) Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước. (2) Vay từ Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt nam (3) Vay NHNN

Ngoài ra, NHCSXH còn huy động từ nguồn vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức chính trị, xã hội, các Hiệp hội, các Hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước. Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các

tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi Chính phủ, Hiệp hội, Hội trong và ngoài nước…

Trong giai đoạn mới đi vào hoạt động, do mục tiêu của NHCSXH thực hiện cho vay theo lãi suất ưu đãi, ngoài vốn có nguồn gốc từ NSNN thì ngân hàng còn huy động vốn trên thị trường theo lãi suất thị trường. Xuất phát từ tình hình thực tế chênh lệch giữa lãi suất đầu vào huy động (lãi suất thị trường) với lãi suất đầu ra cho vay đến các đối tượng khách hàng (lãi suất ưu đãi theo chương trình và quyết định của Chính phủ). Chính vì vậy, về mặt nguyên tắc, NHCSXH sẽ không tự bù đắp được chi phí. Do vậy, nảy sinh cơ chế cấp bù hàng năm. Quy định về cấp bù được thể hiện trong Thông tư số 56/2003/TT-BTC ngày 9/6/2003, bao gồm cấp bù lãi suất và cấp bù chi phí quản lý. Mức cấp bù chênh lệch lãi suất hàng năm được xác định trên cơ sở chênh lệch lãi suất hòa đồng các nguồn vốn với lãi suất cho vay theo quy định và phần phí quản lý được hưởng. Việc cấp bù được thực hiện theo phương thức tạm cấp hàng quý theo kế hoạch và có điều chỉnh theo tình hình thực hiện của các quý trước trong phạm vi dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm bố trí cho mục tiêu này; số cấp bù chính thức cả năm sẽ được xác định sau khi kết thúc năm tài chính. Kết thúc năm tài chính, căn cứ số liệu quyết toán chính thức được Hội đồng quản trị phê duyệt, NHCSXH tính toán lại số phải cấp bù cả năm kèm theo thuyết minh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Hàng năm, NHCSXH có trách nhiệm cân đối nguồn vốn và nhu cầu vốn để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt. Việc huy động vốn với lãi suất thị trường để cho vay phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp, trong đó, mức lãi suất được coi là thấp để so sánh là : lãi suất bình quân + phí huy động <= lãi suất trả cho khoản tiền gửi 2% của các NHTM. Việc huy động các nguồn vốn dưới mọi hình thức theo lãi suất thị trường đều do Tổng Giám đốc NHCSXH quy định và giao chỉ tiêu huy động cho từng chi nhánh để tổ chức thực hiện. Ngoài kế hoạch huy động do Tổng giám đốc giao, các chi nhánh trong hệ thống được chủ động huy động các nguồn tiền gửi tự nguyện không trả lãi hoặc lãi suất thấp để cho vay tại địa phương

nhưng phải đảm bảo nguyên tắc bù đắp chi phí hoạt động. Tóm lại, hiện nay, hoạt động huy động vốn mới chỉ dừng lại ở việc nhận nguồn vốn có nguồn gốc từ NSNN, huy động từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với hình thức nhận tiền gửi, tiết kiệm; còn việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, các giấy tờ có giá khác…) chưa được thực hiện như các NHTM. NHCSXH vay vốn từ NHNN trên cơ sở kế hoạch vốn hàng năm đã được Bộ Tài chính thông qua, đặc điểm khoản vay này là khoản vay từng lần, không thường xuyên, thời hạn dài (thường là 5 năm), lãi suất ưu đãi (thông thường ở mức 0,2%/tháng).

Kết quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng đến 31/12/2003:

Tổng nguồn vốn đạt 10.550 tỷ đồng, tăng 3.561 tỷ đồng so với 31/12/2002. Trong đó, tăng do nhận bàn giao chương trình cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước và Quỹ đào tạo từ Ngân hàng Công thương Việt Nam là: 1.928 tỷ đồng; tăng trưởng mới trong năm là 1.633 tỷ đồng. Kết cấu nguồn vốn như trong Bảng 1.

Bảng 1: CƠ CẤU VỐN CỦA NHNG VÀ NHCSXH

Đơn vị: Tỷ đồng Cơ cấu vốn Luỹ kễ các năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng vốn Trong đó: 518 1.956 2.340 3.422 4.086 5.022 6.266 6.789 10.550 -Vốn điều lệ 0 500 500 700 700 700 1.015 1.015 1.517 - Vay NHNN 100 600 600 900 900 900 940 1.031 1.531 - Vay NHTM 332 423 796 1.283 2.103 2.910 3.696 4.097 3.043 - Vay nước ngoài 0 221 221 221 0 89 151 154 158 - Nhận uỷ thác 86 183 199 289 349 385 412 443 535 - Huy động tiền

gửi, tiền tiết kiệm

0 20 24 29 34 38 52 49 1.410

- Nguồn cho vay HS - SV

Chưa nhận bàn giao chương trình này 160 - Vốn cho vay

mua nhà trả chậm..

Chưa thực hiện chương trình này 200

Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNg và NHCSXH.

Trong cơ cấu vốn của NHCSXH, đặc biệt có nguồn do các chi nhánh tự huy động trên thị trường đạt 1.410 tỷ đồng (đạt trên 100% kế hoạch năm 2003). Đây là bước tiến mới, khắc phục những hạn chế trong cơ chế tạo lập vốn của NHNg trước đây (chủ yếu phụ thuộc vào nguồn do NSNN cấp và nguồn đi vay các NHTM), mở ra triển vọng mới trong lĩnh cực hoạt động tín dụng của NHCSXH nhằm thực hiện nghiệp vụ “đi vay để cho vay”.

Như vậy, so với thời điểm năm 1995, khi NHNg, tiền thân của NHCSXH, ra đời và tiếp nhận nguồn từ quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo của NHNo 518 tỷ đồng thì đến nay nguồn vốn đã tăng 10.032 tỷ đồng, phản ánh sự tăng trưởng phù hợp với quy mô và phạm vi hoạt động.

2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn:

Hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngân hàng là cho vay các đối tượng chính sách, bao gồm:

o Cho vay đối với hộ nghèo theo chuẩn mực do Bộ LĐ, TB&XH công bố từng thời kỳ;

o Cho vay đối với sinh viên khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề;

o Cho vay giải quyết việc làm đối với các đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất;

o Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;

o Cho vay làm nhà đối với các hộ ở vùng ngập lũ thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các đối tượng chính sách khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ…

Hoạt động cho vay của NHCSXH cũng dựa trên các nguyên tắc tín dụng như các NHTM khác, đó là (i) người đi vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay và (ii) người vay phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi. Bên cạnh đó, chính sách cho vay của ngân hàng cũng có những điểm khác như: các đối tượng chính sách khi vay vốn ngân hàng không phải thế chấp tài sản, riêng đối với hộ nghèo còn được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính khi vay vốn.

Theo đó, các đối tượng khách hàng được toàn quyền sử dụng vốn vay vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ, kể cả trong lĩnh vực tiêu dùng như: nhà cửa, điện thắp sáng, nước sạch, học tập…là các lĩnh vực mà Nhà nước không cấm. NHCSXH và các tổ chức có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn các đối tượng chính sách sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Vốn vay được giải ngân theo phương thức uỷ thác giải ngân đối với những đối tượng ở xa và cho vay trực tiếp. Uỷ thác qua các tổ chức tín dụng mà chủ yếu là qua NHNo, các tổ chức chính trị xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…) nhằm mục tiêu đưa vốn đến đúng đối tượng chính sách và giảm thiểu chi phí quản lý. Riêng cho vay đối với hộ nghèo vẫn sử dụng hình thức Tổ tiết kiệm và vay vốn của NHNg trước đây. Tổ tiết kiệm và vay vốn được thành lập trên cơ sở tự nguyện của những hộ nghèo có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm và vay vốn, quy chế tổ chức và hoạt động của tổ do Hội đồng quản trị ngân hàng ban hành.

Mức cho vay tối đa căn cứ vào nhu cầu của khách hàng và dựa trên quy định cho vay tối đa đối với từng đối tượng khách hàng của ngân hàng.

Lãi suất cho vay là lãi suất ưu đãi theo mức thống nhất trong toàn quốc theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định. Cụ thể, người vay không phải thực hiện đảm bảo tiền vay bằng tài sản, quy trình và thủ tục vay vốn đơn giản, được miễn các lệ phí và hồ sơ vay vốn ngân hàng. Lãi suất vốn vay bằng khoảng 50% lãi suất cho vay của các NHTM khác (lãi suất cho vay thông thường của NHCHXH là 0,5%/tháng; đối với hộ nghèo khu vực III miền núi hưởng lãi suất 0,45%/tháng; đối với cho vay tạo việc làm nếu người vay vốn là

thương, bệnh binh hoặc có sử dụng lao động là thương, bệnh binh thì lãi suất là 0,35%/tháng).

Kết quả cho vay đến 31/12/2003, tổng dư nợ đạt: 10.348 tỷ đồng, tăng so với 31/12/2002 là 3.326 tỷ đồng, trong đó dư nợ nhận bàn giao từ chương trình cho vay giải quyết việc làm và cho vay học sinh – sinh viên là 1.609 tỷ đồng, tăng trưởng dư nợ trong năm là 1.717 tỷ đồng. Kết cấu dư nợ như sau:

Bảng 2: DƯ NỢ CHO VAY CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH CỦA NHNG VÀ NHCSXH

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Các chương trình, dự án Dư nợ qua các năm

1995 2000 2003 Luỹ kế

Tổng số 489 4.704 10.348 10.348

1 Cho vay hộ nghèo 489 4.704 8.272 8.272

2 Cho vay học sinh – sinh viên - - 88 88

3 Cho vay chương trình 120 - - 1.940 1.940

4 Cho vay Xuất khẩu lao động - - 5 5

5 Cho vay trả chậm. nhà ở - - 43 43

Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNg và NHCSXH.

Trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 8.272 tỷ đồng, tăng 1.250 tỷ đồng so với 31/12/2002 đạt 125% kế hoạch năm 2003. Trong đó:

+ Uỷ thác qua NHNo: 6.617 tỷ đồng, tăng 267 tỷ đồng so với 31/12/2002;

+ NHCSXH trực tiếp uỷ thác qua các tổ chức chính trị – xã hội tại địa bàn thành phố, thị xã và một số huyện (triển khai từ tháng 5/2003): 1.655 tỷ đồng, tăng 983 tỷ đồng so với thời điểm nhận bàn giao từ NHNo.

Cơ cấu dư nợ cho vay (i) dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 21% (2.159 tỷ đồng) (ii) dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 79% (8.189 tỷ đồng).

Sau 8 năm hoạt động, NHNg và nay là NHCSXH tình hình sử dụng vốn đã có sự thay đổi đáng kể với việc tăng lên không ngừng về tổng dư nợ của các chương trình, phù hợp với sự tăng lên về kết cấu nguồn vốn của NHCSXH trong giai đoạn mới.

Nhìn chung, mức vốn cho vay đến hộ nghèo tuy nhỏ nhưng thời hạn cho vay hợp lý. lãi suất cho vay ưu đãi đã giúp các đối tượng chính sách phát huy tiềm năng sẵn có về tài nguyên, đất đai, sức lao động cũng như kinh nghiệm sản xuất.

Thông qua các món vay này đã giúp hơn 50 ngàn lượt học sinh, sinh viên có cơ hội học hành, hơn 8 triệu lượt hộ nghèo có vốn sản xuất và hơn 4 triệu lao động có việc làm mới. Về chất lượng, vốn của NHCSXH đã góp phần làm chuyển biến nhận thức của đại bộ phận người nghèo cũng như các đối tượng chính sách khác, họ biết tính toán hiệu quả kinh tế, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Ngoài hai hoạt động chính trên, NHCSXH cung cấp dịch vụ bảo lãnh, tư vấn đầu tư, thanh toán…Là ngân hàng chuyên doanh nên các hoạt động khác của ngân hàng ít đa dạng so với NHTM khác.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w