Việc xác định hộ nghèo được vay vốn chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam (Trang 69 - 71)

Danh sách hộ nghèo được vay vốn ngân hàng do Tổ tiết kiệm và vay vốn kết hợp với các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương lập nên trên cơ sở chuẩn nghèo do Bộ LĐ,TB&XH công bố, có sự xác nhận của UBND xã, phường. Danh sách này sau đó được gửi lên NHCSXH xem xét để cho vay.

Điều này khác với các NHTM khác chỉ cho vay trên cơ sở đã thẩm định cẩn thận khách hàng của mình. Một trong những thế mạnh của ngân hàng là có trình độ chuyên môn và kỹ năng để thực hiện hoạt động thẩm định tín dụng - một trong những hoạt động quan trọng nhất trong bất kỳ ngân hàng nào - nhằm lựa chọn đúng đối tượng cho vay trong điều kiện thông tin không cân xứng trên thị trường

tín dụng, có như vậy ngân hàng mới dám "đi vay để cho vay". NHCSXH về bản chất là một ngân hàng, nhưng ngân hàng đã chuyển hoạt động quan trọng này của mình cho các tổ chức ở địa phương làm hộ. Khi đó, danh sách được đưa lên nếu đảm bảo đúng theo quy định của Bộ LĐ, TB&XH thì chỉ đơn thuần là danh sách hộ nghèo tại địa phương, chưa tính gì đến tính đúng đắn của mục đích sử dụng vốn, tính cách của khách hàng, khả năng hoàn trả…là những yếu tố quan trọng đánh giá vốn vay có được hoàn trả và sử dụng đúng mục đích hay không. Về nguyên tắc, NHCSXH sau khi nhận được danh sách gửi lên có thể không chấp nhận cho vay đối với các trường hợp không đủ điều kiện, song, trên thực tế, hầu hết tất cả các hộ nghèo trong danh sách gửi lên ngân hàng đều được vay vốn. Vì các hộ trong danh sách địa phương gửi lên chắc chắn được vay vốn ngân hàng nên dẫn đến tình trạng nhiều hộ không phải là hộ nghèo, song có các mối quan hệ tốt với cán bộ địa phương nên được đưa vào danh sách hộ nghèo và được vay vốn ưu đãi dẫn đến việc ngân hàng cho vay sai đối tượng quy định. Thực tế này đã xảy ra đối với NHNo khi cho vay một số dự án theo chỉ định của Chính phủ (mía đường, làm nhà trên cọc…) do ngân hàng không trực tiếp tham gia vào khâu xét duyệt ban đầu, chỉ giải ngân theo danh sách đã được UBND các tỉnh phê duyệt dẫn đến tỷ lệ thu nợ gốc chỉ vào khoảng 43%, tỷ lệ thu lãi là 47%.

Một vấn đề nữa của việc địa phương lập danh sách gửi lên ngân hàng là trong đó bao gồm cả những hộ nghèo nhưng không có khả năng lao động, hoặc những hộ neo người chủ yếu là phụ nữ hoặc người già. Đối với những hộ thuộc diện này, dù giao vốn cho hộ thì họ cũng không biết làm gì và do vậy vốn sẽ sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Rất nhiều hộ nghèo nhưng không biết cách làm ăn đã rất lúng túng khi nắm trong tay một lượng tiền nhỏ, chỉ hơn 1 triệu đồng. Hay tình trạng các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao như vùng sâu, xa, vùng căn cứ cách mạng…chưa có môi trường sản xuất kinh doanh thì được ưu tiên dành vốn nhiều hơn. Song, các hộ nghèo ở đó lại chưa thể sử dụng vốn nếu Nhà nước không hỗ trợ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, dẫn đến hiện tượng đọng vốn ở những vùng này.

Các hộ nghèo nhìn chung là đều có ý thức muốn thoát nghèo, cải thiện đời sống và mong muốn một cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ hộ nghèo nhưng không lười lao động, ỷ lại vào sự trợ cấp

của Nhà nước. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do tàn dư của phương thức cấp phát vốn đã được Chính phủ thực hiện từ nhiều năm trước đây đối với các đối tượng chính sách. Chính những hạn chế của phương thức cấp phát vốn đã dẫn tới sự ra đời của phương thức cho vay thông qua các trung gian tài chính để đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích và được quay vòng. Do vậy, nếu hộ nghèo được vay vốn không sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh để tạo thu nhập và trả được nợ ngân hàng thì phương thức cho vay sẽ không khác gì phương thức cấp phát vốn không hiệu quả trước đây. Nguyên nhân quan trọng hơn là do hộ nghèo không có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, họ cũng muốn dùng vốn vay được để đầu tư tạo thu nhập nhưng không có niềm tin vào khả năng tạo ra thu nhập của mình; trong khi đó, các nhu cầu chi tiêu trong gia đình buộc họ phải dùng số tiền vay được để trang trải các chi phí cấp thiết trước mắt, không đủ để đưa vào đầu tư.

3. Hạn chế trong phương thức cho vay thông qua các tổ chức tín dụng và tỏ chức chính trị, xã hội :

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w