Kết quả đạt được trong mở rộng cho vay đối với hộ nghèo ở NHCSXH

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam (Trang 63 - 67)

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO Ở NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM.

2.3.1.Kết quả đạt được trong mở rộng cho vay đối với hộ nghèo ở NHCSXH

Bảng 3: CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH

Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 2002 Năm 2003

Số hộ vay vốn (nghìn hộ)

Dư nợ cho vay đến 31/12 (tỷ đồng) Dư nợ bình quân/hộ (triệu đồng) Số hộ thoát nghèo (nghìn hộ) Nợ quá hạn - Tổng số (tỷ đồng) - Tỷ trọng (%) 1.282 1.769 1,38 100 12,5 0,7 2.760 7.109 2,5 644 154 2,2 2.841 8.248 2,9 959 370 4,5

Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNg và NHCSXH

Dư nợ cho vay hộ nghèo luôn chiếm từ 75-80% tổng dư nợ cho vay trong từng thời kỳ của NHCSXH. Đến cuối năm 2003, dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 8.248 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 1996 khi NHNg mới đi vào hoạt động và tăng 1,2 lần so với năm 2002, đạt 123% kế họach năm 2003. Đến cuối năm 2003, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân mỗi tỉnh tăng khoảng 8 tỷ đồng. Trong đó có 4 vùng tăng khá, lớn hơn tốc độ tăng trưởng chung toàn quốc, gồm vùng khu 4 cũ, vùng duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc. Vùng có tốc độ tăng trưởng dư nợ thấp nhất là vùng Đông Nam bộ và vùng Tây Nguyên.

Tổng số tiền ngân hàng đã cho vay tới hộ nghèo (doanh số cho vay) trong năm 1996 khi còn là NHNg là 1.608 tỷ đồng, đến năm 2002 đạt 2.901 tỷ và năm 2003 là 3.476 tỷ đồng. Trong đó doanh số thu nợ những năm này lần lượt là 328 tỷ đồng, 2.072 tỷ đồng và 2.250 tỷ đồng.

Dư nợ bình quân mỗi hộ nghèo năm 2003 là 2,9 triệu đồng/hộ, tăng so với khi còn là NHNg 1,52 triệu đồng/hộ, trung bình năm sau cao hơn năm trước từ 300 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng.

Trong tổng dư nợ, dư nợ cho vay trung hạn chiếm gần 80% trong khi đó vốn trung hạn chỉ chiếm 29% tổng vốn đã phản ánh khó khăn của ngân hàng trong huy động vốn cho vay trung và dài hạn đối với hộ nghèo.

Qua gần 8 năm hoạt động, tổng số gần 3 triệu hộ nghèo trong cả nước được vay vốn ngân hàng. Năm 2002 có 644 ngàn hộ vay vốn đã thoát nghèo, cứ bình quân 4,3 hộ vay vốn ngân hàng có 1 hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo đói. Riêng hộ nghèo là dân tộc thiểu số cứ 8 hộ vay vốn có 1 hộ thoát nghèo. Đến năm 2003 có 959 hộ thoát nghèo trong tổng số 2.841 hộ được vay vốn, như vậy trung bình 3 hộ vay vốn có 1 hộ thoát nghèo. Qua đó có thể thấy chất lượng vốn vay đã ngày càng được cải thiện.

Hiện nay, trên cả nước có 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%; 23 tỉnh, thành phố từ 5 đến dưới 10%; 13 tỉnh, thành phố từ 10 đến dưới 15%; 16 tỉnh từ 15 đến dưới 20%; 4 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo trên 20%.

Vốn của NHCSXH đã phát huy vai trò là nguồn tín dụng chính sách xã hội, là chiếc cầu để đưa những người nghèo chuyển từ kinh tế tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá theo kinh tế thị trường. Để hộ nghèo thích nghi với kinh tế thị trường, ngân hàng đã không ngừng đa dạng hóa lĩnh vực vay vốn. Vốn cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm từ 88%-90% tổng dư nợ, cho đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản 3%-4%, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp 4-5%, dịch vụ buôn bán nhỏ 3%-4%. Số đông hộ nghèo được vay vốn đã thực sự tạo ra sức sản xuất mới trong nông nghiệp cả về năng suất, sản lượng, chất lượng hàng hoá. Nhiều nơi dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giúp đỡ của chính quyền hộ nghèo đã tham gia vào trồng cây công nghiệp như mía, chè, cà phê, cây ăn quả, cải tạo hàng vạn ha vườn tạp thành vườn cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc và nuôi các loại con có giá trị kinh tế cao như bò sữa, ếch, cá, ba ba, tôm, chế biến nông sản nâng cao giá trị hàng nông sản. Nhiều ngành nghề truyền thống trước đây bị mai một do không có vốn nay được các gia đình khôi phục lại, nhiều nghề mới được mở thêm tạo việc làm cho nhiều con em hộ nghèo có thu nhập ổn định.

Nhiều năm trước đây do tình trạng chung là thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, không có vốn sản xuất, lại bị ràng buộc bởi những hủ tục lạc hậu nên đời sống của bà con luôn khó khăn. Với sự đầu tư hỗ trợ của các chương trình định canh định cư, vốn xóa đói giảm nghèo cùng các dự án về hạ tầng cơ sở, thuỷ lợi giao thông nên cuộc sống của đồng bào các dân tộc đã dần được cải thiện. Hàng ngàn ha đất rẫy trước đây bỏ hoang hoặc thâm canh kém hiệu quả vì thiếu nước,

chưa có các công trình thuỷ lợi thì đến nay đã phủ xanh bằng các cây trồng có hiệu quả như đậu tương, cà phê, cao su, hồ tiêu và bông vải. Hệ thống đường giao thông được đầu tư kịp thời nên việc tiêu thụ sản phẩm của bà con không còn khó khăn, giảm được chi phí tiêu thụ.

Để thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn, ngân hàng kết hợp với các chương trình hỗ trợ đắc lực cho công tác xóa đói giảm nghèo. Chẳng hạn, qua một số lĩnh vực cụ thể:

- Đầu tư lồng ghép với chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, nhằm thông qua đòn bẩy tín dụng để thúc đẩy chương trình phát triển, hạn chế sinh đẻ, thực hiện mỗi gia đình có từ 1 đến 2 con theo chủ trương của Đảng và Nhà nước chính là giải quyết được một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo hiện nay. - Đầu tư lồng ghép với chương trình phụ nữ “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, nhằm thông qua đòn bẩy tín dụng để thúc đẩy phụ nữ chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc, dạy dỗ con cái tiến bộ để sau này trở thành người hữu dụng. Từ đó, góp phần thúc đẩy đời sống xã hội phát triển, hạn chế những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.

- Đầu tư lồng ghép với phong trào “Nông dân sản xuất giỏi”, nhằm thông qua đòn bẩy tín dụng để thúc đẩy nông dân sản xuất giỏi, làm động lực cho sự phát triển kinh tế, đời sống nông dân và nông thôn, hạn chế phát sinh đói nghèo.

Phương thức đầu tư cho các chương trình lồng ghép là ký hợp đồng liên tịch với các ngành, hội, đoàn thể có liên quan, quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên để thực hiện chương trình.

Để từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, ngân hàng đã tiến hành tập huấn nghiệp vụ các Ban quản lý điều hành tổ, nhóm về phương pháp quản lý vốn cho vay, quy trình và nghiệp vụ cho vay, phương pháp ghi chép sổ sách, hạch toán lỗ, lãi trong kinh doanh thông qua tổ chức hàng trăm lớp tập huấn. Trong quá trình sử dụng vốn, một mặt ngân hàng kiểm tra hoạt động của các tổ, nhóm; chủ yếu là giúp các tổ, nhóm sinh hoạt theo đúng quy ước, theo dõi và ghi chép sổ sách vay vốn, tiền gửi tiết kiệm và thu lãi tiền vay hàng tháng của hội viên. Một mặt từ thực

tế kiểm tra, ngân hàng hoàn thiện phương pháp thu lãi, thu nợ mềm dẻo, linh hoạt trên cơ sở nguồn thu của từng hộ trong quá trình sử dụng vốn. Giảm sức ép không cần thiết đối với hộ khi nợ đến hạn thanh toán mà hộ chưa có khả năng trả nợ thì tổ sẽ đứng ra trả nợ hộ từ nguồn tiết kiệm. Qua hình thức tiết kiệm, đồng vốn vay không còn là gánh nặng hoặc món nợ chồng chất đối với nhiều gia đình còn gặp khó khăn khi vay vốn, vừa giảm tỷ lệ nợ quá hạn, vừa tăng thời gian quay vòng vốn. Tổng nợ khoanh của NHCSXH năm 2002 là 231 tỷ và giảm xuống mức 207 tỷ năm 2003. Mục tiêu của ngân hàng là sẽ hạn chế tới mức thấp nhất việc khoanh các khoản nợ cho vay hộ nghèo.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam (Trang 63 - 67)