CHIẾN LƯỢC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA NHCSXH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam (Trang 77 - 80)

- Đội ngũ cán bộ thực hiện cho vay hộ nghèo còn thiếu về số lượng và chất lượng.

3.1.CHIẾN LƯỢC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA NHCSXH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO Ở NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM

3.1.CHIẾN LƯỢC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA NHCSXH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

THỜI GIAN TỚI

Theo chuẩn nghèo của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2000-2005, đầu năm 2000, Việt nam có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước (cả nước có khoảng 16,3 triệu hộ). Trong giai đoạn tới (2006-2010), Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ LĐ, TB&XH xây dựng chuẩn nghèo theo hướng tiếp cận dần với chuẩn nghèo quốc tế thì dự kiến hộ thuộc diện đói nghèo giai đoạn này chiếm khoảng 30% tổng số hộ (khoảng 4,9 triệu hộ). Hơn nữa, theo tính toán, những người vẫn nghèo tới năm 2010 ở Việt Nam chính là bộ phận “rất khó thoát nghèo”, khoảng 37% người nghèo sẽ là dân tộc thiểu số, trong khi các dân tộc thiểu số chỉ chiếm có 13% dân số, đồng thời, rất nhiều trong số hộ nghèo sẽ là những hộ di cư ra thành thị.

Bảng 4: DỰ TÍNH TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI CỦA VIỆT NAM TỚI NĂM 2010

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế (%)

Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia (%)

Số hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia

(triệu hộ) 30 17 2,7 30 17 2,7 29 25 4 27 23 3,7 25 24 3,4 22 19 3,1 19 16 2,6

Nguồn: Dự báo của NHCSXH.

Với những yêu cầu của thực tế đặt ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt với tâm huyết và lòng nhiệt tình của những cán bộ làm công tác xóa đói giảm

nghèo, NHCSXH đã nỗ lực phấn đấu, từng bước vượt khó khăn, phấn đấu hoàn thành chương trình và mục tiêu kế hoạch năm 2003. Trong thời gian tới, NHCSXH tiếp tục phát huy vai trò của nguồn vốn chính sách xã hội là chiếc cầu để đưa người nghèo chuyển từ kinh tế tự cung, tự cấp đi sang sản xuất hàng hoá theo kinh tế thị trường.

Vốn hiện đang là vấn đề quan trọng nhất của ngân hàng. NHCSXH đã tính toán nhu cầu vốn của hộ nghèo trong giai đoạn tới (2005-2010) trong điều kiện số hộ nghèo và nhu cầu vay có sự gia tăng so với hiện tại. Theo tính toán của ngân hàng, so với dư nợ bình quân hiện nay là 2,9 triệu đồng/hộ, mức cho vay tối đa thông thường là 7-10 triệu đồng/hộ thì mức cho vay tối đa dự kiến trong thời gian tới ở mức 15-20 triệu đồng/hộ và dư nợ bình quân là 7 triệu đồng/hộ. Đồng thời, ngân hàng cũng tính toán dựa trên mục đích sử dụng vốn của hộ nghèo không chỉ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà sẽ cho vay tăng lên đối với các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của hộ như: thuốc chữa bệnh, nước sinh hoạt, sửa nhà, tiền học cho con cái…

Trước tình hình đó, ngân hàng cần mở rộng các hình thức huy động vốn trong xã hội và tranh thủ các nguồn vốn từ nước ngoài. NHCSXH hình thành và phát triển các công cụ để huy động được các nguồn lực trong toàn dân, đảm bảo sự nghiệp xóa đói giảm nghèo trở thành sự nghiệp của toàn xã hội. Tiến tới từng bước thực hiện bản chất vốn có của một trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” với phương châm trước mắt coi trọng các nguồn vốn có lãi suất thấp và coi trọng công tác thu nợ - thu lãi, nâng cao dần vòng quay vốn để ngày càng nhiều hộ nghèo được tiếp cận với vốn của ngân hàng. Triệt để khai thác mọi nguồn vốn trong dân cư nhằm tiến dần đến sự độc lập tương đối trong hoạt động của ngân hàng. Qua đó, đảm bảo sự bền vững và ổn định trong hoạt động của ngân hàng, để vốn của ngân hàng đến với hộ nghèo càng nhiều và càng lâu dài càng tốt. Đồng thời, nâng cao vị thế của ngân hàng trong hệ thống tài chính của đất nước và trong con mắt của các tổ chức nước ngoài. NHCSXH tiến tới là tổ chức tín dụng đầu tiên bền vững thật sự, cung cấp tín dụng cho người nghèo một cách hiệu quả.

Về dư nợ cho vay hộ nghèo, ngân hàng tính toán trên cơ sở dự tính về nhu cầu vốn của hộ nghèo tới năm 2010: dư nợ cho vay bình quân là từ 4-7 triệu đồng/

hộ, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 9.500 tỷ đồng đến 18.000 tỷ đồng. Căn cứ vào nhu cầu của hộ nghèo để cho vay vốn nhằm đảm bảo nguyên tắc vốn đến tay người cần vốn, đạt hiệu quả kinh tế, chính trị và xã hội. Để làm được điều này, trong thời gian tới, NHCSXH cấp cơ sở sẽ phối hợp chặt chẽ với các tổ chức liên quan tại địa phương để tiến hành thu thập thông tin, đánh giá và phân tích khách hàng, trên cơ sở đó, tổng hợp và xây dựng kế hoạch cho vay và huy động vốn. Thực tế cho thấy, việc thiếu thông tin về khách hàng nhiều khi được xem như là một nguyên nhân vì sao hộ nghèo không dám vay vốn ngân hàng và vì sao họ đư- ợc coi là những khách hàng vay bấp bênh nhất. Mặt khác, ngân hàng kiên quyết không để bất kỳ người nào, tổ chức nào xâm tiêu tiền vốn của ngân hàng. Đối với các trường hợp có khả năng trả nợ nhưng cố tình chây ỳ, NHCSXH kết hợp với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương có các biện pháp thích hợp, kể cả biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ. Đảm bảo nguồn vốn xóa đói giảm nghèo được bảo toàn và phát triển.

Tổ chức triển khai tốt hơn các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về NHCSXH qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo dựng lòng tin với nhân dân về một địa chỉ tin cậy, một mô hình trung gian tài chính đúng đắn, bạn đồng hành của người nghèo trên con đường xóa đói giảm nghèo. Qua đó, từng bước cải thiện tình hình huy động vốn của ngân hàng trên thị trường.

Ban lãnh đạo NHCSXH đang xây dựng chiến lược hoạt động của ngân hàng theo hai giai đoạn. Hiện ngân hàng đang ở giai đoạn một với đặc trưng là chủ yếu dựa vào nguồn vốn ưu đãi, lãi suất thấp để cho vay với lãi suất ưu đãi đến các đối tượng chính sách. Giai đoạn hai là giai đoạn mà NHCSXH đã cơ bản hoàn thành được nhiệm vụ cho vay xóa đói giảm nghèo và cần thiết phải tự đứng vững trên đôi chân của mình, từng bước khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường tài chính. Theo đó, vốn để cho vay của ngân hàng là từ các nguồn tự huy động trên thị trường từ các tổ chức kinh tế và cộng đồng dân cư theo cơ chế lãi suất thị trường kết hợp với nguồn hỗ trợ từ Nhà nước và địa phương. Về các đối tượng cho vay, ngoài những đối tượng chính sách, ngân hàng còn tiếp tục cho vay các hộ đã thoát nghèo tiến tới làm giàu. Cơ chế lãi suất trên cơ sở tính đủ các chi phí cần thiết. Để có thể cạnh tranh với các NHTM khác, NHCSXH tiếp tục duy trì

và mở rộng một số chính sách ưu đãi như: (i) ưu đãi về điều kiện vay vốn thông qua tăng mức cho vay tối đa không phải thế chấp tài sản (ii) tư vấn miễn phí đối với khách hàng đến vay vốn (iii) đơn giản hoá thủ tục vay vốn…Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức ở địa phương để hỗ trợ hộ nghèo sử dụng vốn vay hiệu quả, tránh thất thoát và lãng phí vốn.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam (Trang 77 - 80)