Chống ô nhiễm không khí.

Một phần của tài liệu Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx (Trang 86 - 89)

III. Kế hoạch hóa bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên trên mỗi vùng lãnh thổ 1, Nhiệm vụ của công tác bảo vệ môi trường trên mỗi vùng lãnh thổ trong điều

c. Chống ô nhiễm không khí.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí :

+ Do chất thãi ở thể loại hơi của các ngành sản xuất kinh doanh thãi vào không khí nhất là công nghiệp sản xuất Vật liệu xây dựng, công nghiệp hóa chất; công nghiệp dầu khí ....v.v..

Ví dụ : 1996 : Thế giới thãi ra 22,7 tỷ tấn CO2 (Mỹ : 5,3 tỷ tấn; TQ : 3,2 tỷ tấn; Nga : 1,5 tỷ tấn; Nhật : 1,2 tỷ tấn; Ấn độ : 0,8 tỷ tấn; Hàn quốc : 0,4 tỷ tấn)

Ở vùng trọng điểm kinh tế phía Nam của Việt Nam cũng xảy ra tình hình tương tự : năm 1996 : Đã thãi ra 20.000 ngàn tấn bụi; 56 ngàn tấn CO2; 10 ngàn tấn NO2, 1,5 tấn chất hữu cơ bay hơi và nhiều chất thãi khác.

+ Do việc sử dụng các loại động cơ, nhất là trong giao thông vận tải :

Ở Việt Nam : xe gắm máy tăng 10%/năm. Nếu xem mức ô nhiễm 100% thì : do Giao thông gây ra :60%; do công nghiệp : 16,2%; do các nhà máy điện : 16% còn lại là các nguyên nhân khác.

Ví dụ : -> Hà Nội : Lượng xe cơ giới trong thành phố : 50.000 ô tô, 500.000 xe máy; 1 triệu xe đạp; 6000 xích lô ngoài ra còn có100.000 xe vãng lai /năm.

Từ đó : Lượng bụi vượt 4 lần tiêu chuẩn cho phép, tiếng ồn vượt 5-10 lần, khí CO2, vượt 2,5-4,5 lần; hơi xang tăng gấp 12,6 đến 20,1 lần.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh : 1997 có 1,5 triệu xe gắn máy; 1997/96 số lượng ô tô tăng 93.000 chiếc; nồng độ khí độc và bụi tại các mút giao thông cao gấp 10 lần cho phép. Cả năm 97, dân Thành phố Hồ Chí Minh hít thở không khí có 22 tấn chì, 3,5 ngàn tấn SO2, 3,8 ngàn tấn NO2.

+ Do sinh hoạt của con người gây ra : thãi bụi, thãi khí CO2 vào trong không khí. Trên phạm vi thế giới, hàng năm khí quyển trái đất nhận thêm 170 triệu tấn bụi và chất độc do công nghiệp thãi ra, 5 triệu tấn bụi từ vũ trụ đưa lại; 100 tấn bụi từ các nguồn khác như do núi lửa, do gió cuốn lên.

Tác hại của không khí bị ô nhiễm:

+ Gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo cho con người : bệnh phổi, bệnh về mắt, về khí quảnv.v..

Ví dụ : Tỷ lệ công nhân mắc bệnh trong các phân xưởng nhà máy công nghiệp ở Việt Nam do ô nhiễm không khí gây ra tăng nhanh (theo điều tra của tập thể đề tài cấp nhà nước) :

1991 1992 1993

35,36% 41,5% 47,35%

+ Ảnh hưởng đến thời tiết khí hậu : Lượng khí CO2 thãi ra tăng lên là tác nhân chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính làm cho thời tiết thay đổi, nhiệt độ trái đất tăng. Nếu cứ để mức độ không khí bị ô nhiễm như hiện nay thì đến 2100 nhiệt độ trái đất tăng 60C, lúc đó mặt nước biển sẽ cao trên 1m.

+ Ảnh hưởng đến quá trình phát sinh, phát triển của sinh vật : Vì khi thời tiết, khí hậu biến đổi thì tình hình sản xuất nông nghiệp sẽ rất khó khăn (lũ lụt ở miền trung đầu tháng 11 và đầu tháng 12-1999).

+Ảnh hưởng đến quá trình bảo quản Vật tư kỹ thuật .

Biện pháp chống ô nhiễm không khí :

+ Trên mỗi vùng lãnh thổ phải có cơ sở theo dõi, đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí và mức độ tác hại và thông báo cho dân cư trong vùng.

+ Quy định nghiêm ngặt yêu cầu về xử lý chất thãi ở các ống khói nhà máy trước khi thãi vào không khí (nhà máy xi măng, nhà máy đường, nhà máy hóa dầu...) + Xây dựng hệ thống luật pháp và bảo vệ không khí, chống ô nhiễm không khí . + Trong sản xuất kinh doanh phải xem phần thiết bị chống ô nhiễm không khí cũng là những thiết bị của sản xuất, nằm trong cơ cấu đầu tư xây dựng của nhà máy.

+ Trồng cây xanh trong đô thị cũng là 1 biện pháp làm tăng độ trong lành của không khí .

Ví dụ : -> Theo cơ quan bảo vệ môi trường thế giới thì tác động của cây xanh rất lớn đến không khí :

Hàng năm cây xanh hấp thụ : 400 tỷ tấn khí cacbonic để tạo ra 400 tỷ tấn chất dinh dưỡng và 300 tỷ tấn O2.

Ở các đô thị Việt Nam cần tăng mật độ cây xanh.

d.Chống tiếng ồn :

Nguyên nhân của tiếng ồn :

+ Do hoạt động sản xuất của các loại xí nghiệp gây ra. + Do hoạt động của giao thông vận tải gây ra.

+ Do sinh hoạt của con người gây ra.

Có thể nói rằng, tiếng ồn là sản phẩm của kỹ thuật hiện đại, sản phẩm của việc phát triển nhanh các loại động cơ và là sản phẩm của các điểm dân cư đông đúc mang lại.

Tác hại của tiếng ồn :

+ Là một nguyên nhân gây bệnh tâm thần cho con người .

+ Ảnh hưởng đến khả năng làm việc của con người, nhất là khả năng lao động trí óc.

+ Không thích hợp cho một số hoạt động của con người như nghiên cứu, học tập...v.v..

Biện pháp chống tiếng ồn :

+ Sử dụng biện pháp giảm âm, giảm bớt tiếng ồn khi xây dựng các xí nghiệp công nghiệp, các công trình văn hóa và nhà ở.

+ Xây dựng, bố trí các nhà ga, sân bay, các trục đường giao thông lớn phải cách xa dân cư.

+ Trong sinh hoạt của dân cư cần quy định giờ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng phải đúng nơi, đúng lúc.

+ Trồng cây xanh để chống tiếng ồn .

Việc chống ô nhiễm môi trường phải dựa trên các điều kiện : ý thức tư tưởng của con người; luật pháp và điều kiện vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx (Trang 86 - 89)