Nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường trên mỗi vùng lãnh thổ : a Kế hoạch chống ô nhiễm nước :

Một phần của tài liệu Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx (Trang 82 - 84)

III. Kế hoạch hóa bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên trên mỗi vùng lãnh thổ 1, Nhiệm vụ của công tác bảo vệ môi trường trên mỗi vùng lãnh thổ trong điều

6, Nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường trên mỗi vùng lãnh thổ : a Kế hoạch chống ô nhiễm nước :

a. Kế hoạch chống ô nhiễm nước :

Nước bị ô nhiễm sẽ gây ra những tác hại gì ? + Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.

Ví dụ : Một ngày thế giới có 160 triệu m3 nước bị ô nhiễm. Từ đó, mỗi ngày thế giới có 15.000 người chết do dùng nước bị ô nhiễm hoặc do thiếu nước.

Cũng do nước ngọt ngày càng hiếm và bị ô nhiễm nên cứ 5 người thì có một người không có cơ hội dùng nước sạch (thế giới); đến nay có đến 50% dân số thế giới không hề biết đến nước sạch là gì .

+ Ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật : Nếu nước bị ô nhiễm thì có thể ảnh hưởng trực tiếp làm cho thực vật không phát triển được; ảnh hưởng gián tiếp thì thực vật có thể kém phát triển, hoặc phát triển nhưng lại gây hại cho con người.

+ Ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất : gây tình trạng thiếu nước sạch để dùng trong sản xuất.

Thực trạng về nguồn nước sạch của thế giới :

+ Loài người sử dụng lượng nước ngọt so với lượng nước ngọt của trái đất thì chưa nhiều, nhưng lượng nước ngọt lại phân bố không đều theo thời gian và không gian. Để duy trì SX nông-lâm-nghiệp, nhân loại còn phải dùng 73% lượng nước đang dùng để để phục vụ cho nông-lâm nghiệp.

+ Trong khi đó : Do nhiều nguyên nhân như do phát triển công nghiệp, phát triển giao thông vận tải, do dân số tăng nhanh, làm cho mức độ ô nhiễm nước tăng lên. Ví dụ : -> Viện hàn lâm khoa học Mỹ cho rằng : Hàng năm thế giới đổ ra các đại dương 5-6 triệu tấn dầu thô. Từ đó làm cho nước biển bị ô nhiễm.

Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc đã phân tích 17 mẫu nước ở biển đông cho thấy : Lượng HyđrôCac bon trong nước biển tăng lên đến 0,19-1,5 mg/lít. Ở Trung quốc : 54/70 con sông lớn bị ô nhiễm nặng.

Malaixia : Cá không sống được trên một số dòng sông.

Ở Nhật : Tất cả các con sông ở vùng công nghiệp đều bị ô nhiễm.

Ở Việt Nam : mưa mang theo axit đã xuất hiện; một số con sông bị ô nhiễm như sông Đồng Nai, sông Sài gòn, sông Hồng v.v..Hoạt động khai thác đầu khí đã bắt đầu gây ô nhiễm vùng biển. Hàng năm có 4000 tàu qua lại vùng biển Việt Nam, trong đó tàu chở dầu với khối lượng 200 triệu tấn dễ gây ra tai họa làm ô nhiễm vùng biển Việt Nam.

Thực trạng đó đe dọa khả năng cung cấp nước sạch con người trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển . Hiện nay có đến 40% dân cư các nước đang phát triển chưa được cấp nước sạch.

Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra 1/4/99 thì tỷ lệ hộ dùng nước sạch là (nước máy, nước mưa, nước có hệ thống lọc hoặc giếng không hợp vệ sinh) 78%, trong đó thành thị : 92% nông thôn : 72% số hộ.

Từ thực trạng trên đặt ra vấn đề bảo vệ nguồn nước hết sức cấp bách cho mỗi vùng lãnh thổ.

+ Trên phạm vi thế giới, để bảo vệ nguồn nước sạch, hàng năm đã chi trên 300 tỷ USD.

+ Trong mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ phải có luật pháp bảo vệ nguồn nước một cách nghiêm ngặt (xử lý hành chính, xử lý bằng kinh tế và bằng pháp luật). + Phải có giải pháp hợp tác quốc tế để bảo vệ nguồn nước và cùng nhau khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý.

+ Trong các doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, trong các điểm dân cư đều phải có thiết bị, có giải pháp xử lý nước thải, phải có quy định về bảo vệ môi trường . + Trong các thành phố lớn ở nước ta, trước mắt cần áp dụng một số biện pháp mang tính chất cục bộ để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Chẳng hạn ở Hà Nội, khu vực nội thành chỉ có 1000ha mà đã có 20 bệnh viện lớn, 245 xí nghiệp, của trung ương và địa phương. từ đó trong vòng 10-20 năm đến phải di dời những bệnh viện, những doanh nghiệp đó ra ngoại ô.

Xây dựng các bể chứa tự hoại trong từng khu vực, có hệ thống thoát nước riêng cho các khu vực đó.

Xây dựng các trạm nước thải công suất nhỏ bằng phương pháp hóa học.

Xây dựng các hồ nước nuôi rong, tảo, cá, tôm, bèo : cho nước thải vào hồ, sau đó thải vào thiên nhiên sau khi các sinh vật đã ăn hết chất thải.

Một phần của tài liệu Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx (Trang 82 - 84)