Kế hoạch bảo vệ nguồn lợi hải thủy sản trên mỗi vùng lãnh thổ.

Một phần của tài liệu Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx (Trang 70 - 73)

II. Nội dung của kế hoạch khai thác, bảo vệ các dạng tài nguyên thiên nhiên 1 Kế hoạch khai thác, bảo vệ các dạng năng lượng trên vùng lãnh thổ.

3, Kế hoạch bảo vệ nguồn lợi hải thủy sản trên mỗi vùng lãnh thổ.

Tiềm năng nguồn lợi hải thủy sản Việt Nam :

+ Về chủng loại : 2000 loài cá, trong đó có 100 loài cá giá trị kinh tế cao : 70loại tôm, 650 loài rong biển.

+ Trữ lượng : Trên 3 triệu tấn/năm. + Điều kiện sống của hải thủy sản :

Có 3260 km bờ biển, diện tích vùng biển nằm trong tiềm năng khai thác là 1 triệu km2.

Có nhiều cửa biển bắt nguồn từ trung du, miền núi, từ đó có nguồn thức ăn cho hải thủy sản phát triển .

Có trên 30 vạn ha diện tích đầm phá, eo, vịnh. Có nhiều đảo san hô ngầm làm nơi cư trú.

Vai trò của kinh tế hải thủy sản trong nền kinh ế Việt Nam : 1980 1993

Tổng sản lượng hải thủy sản 558.743 tấn 1.166.169 tấn Trong đó :

Sản lượng khai thác 398.743 tấn 793.324 tấn. Sản lượng nuôi trồng 180.000 tấn 372.854 tấn. Riêng 1998 : Tổng sản lượng hải thủy sản : 1.667.870 tấn, trong đó: Khai thác : 1.130.000 tấn, nuôi trồng 537.870 tấn.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu : 858,6 triệu USD.

Ngành thủy sản bảo đảm việc làm cho 3,2 triệu lao động.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành : 71.500 chiếc tàu thuyền lắp máy với tổng công suất 1.850.000CV; 196 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh với công suất chế biến 1841 tấn/ngày, sản xuất 3946 tấn nước đá/ngày. Trong đó có 35 nhà máy đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến, bảo đảm tiêu chuẩn sản xuất hàng bán cho EU và Mỹ. VN có 143 cảng bến cá với tổng chiều dài 2430m cầu cảng, 700 cơ sở cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; tùng bước hình thành các cụm công-thương nghiệp tại các thị trấn, thị tứ, thị xã, thành phố ven sông, ven biển; xuất khẩu hải thủy sản có khả năng vượt mức 1 tỷ USD. (1999 đạt 1 tỷ USD).

-Những sai lầm trong khai thác hải thủy sản ở Việt Nam :

+ Phát triển quá nhiều nghề vó ánh sáng, đã ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi hai thủy sản.

1970 1980 1990

90 tấn/mẻ 32tấn/mẻ 22tấn/mẻ

+ Đánh bắt hải thủy sản bằng điện, chất nổ gây hậu quả nghiêm trọng :

Ví dụ : -> lượng cá tôm thu được trong một lần đánh bằng chất nổ, bằng điện chỉ đạt 30-40%, số còn lại bị tổn thương và chết.

->Hủy diệt cả môi trường sống.

Chẳng hạn ở vịnh Bắc bộ trước đây có nhiều cá Song, cá Mú nay giảm về số lượng, trọng lượng mỗi con cũng giảm (1,5-2kg nay còn 0,5-0,6kg/con); cá Mòi trước đây hàng năm khai thác 150-200 ngàn tấn, nay không còn nữa.

+ Trong khai thác thiếu quy định về nghề nghiệp, về công cụ, từ đó gây ra tình trạng khai thác có tính chất hủy diệt, khai thác cả những loại đang sinh sản, mới sinh sản.

+ Nguồn nước bị ô nhiễm do phát triển công nghiệp, do sử dụng các loại hóa chất trong nông nghiệp làm giảm mức độ tái sinh của thủy sản.

+ Khai thác quá mức độ cho phép, nhất là vùng ven bờ. + Việ bảo vệ các giống cá tôm quý chưa được quan tâm.

Các biện pháp nhằm bảo vệ, phát triển nguồn lợi hải thủy sản :

+ Về phía nhà nước, cần xây dựng luật lệ, chính sách bảo vệ nguồn lợi hải thủy sản .

Ví dụ : -> 10/12/1994 : Chính phủ đã ra thông tư số 114-TTg quy định, hướng dẫn bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn ven biển.

1980 : Chính phủ và bộ thủy sản đã ra nhiều văn bản về bảo vệ môi trường biển và nguồn lợi thủy sản.

Tháng 5/1989 : Hội đồng nhà nước đã ra pháp lệnh về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Gần đây Quốc hội đã xây dựng luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

+ Quy định cụ thể về chủng loại nghề nghiệp và ngư lưới cụ trong đánh bắt hải thủy sản, vùng đánh bắt, thời gian đánh bắt.

Ví dụ : -> Hạn chế nghề vó ánh sáng, đặc biệt hạn chế đến mức tối thiểu nghề giã cào.

Quy định cụ thể bằng pháp luật về đối tượnh hải thủy sản và thời gian khai thác hải thủy sản .

Quy định các khu vực cấm : bãi cá đẻ, nơi cá con cư trú ...v.v.. Khuyến lhích khai thác hải sản xa bờ.

Để thực hiện khai thác xa bờ, từ 1997-1999, chính phủ đã đầu tư 1300 tỷ để đóng mới tàu thuyền, đến cuối năm 1999, cả nước có 5000 tàu đánh cá xa bờ, tăng 1000 chiếc so với 1997.

+ Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các lĩnh vực : Đầu tư phát triển nuôi trồng hải thủy sản .

Đầu tư nâng cấp tàu thuyền để đi xa dài ngày.

Đầu tư vào bảo vệ hải thủy sản, đặc biệt là đối với những loại, quý hiếm. + Phối hợp nhiều cấp, nhiều ngành để bảo vệ để bảo vệ quyền lợi hải thủy sản CN SX ra các phương tiện, công cụ phục vụ cho phát triển, bảo vệ hải thủy sản . Các nhà khoa học cần nghiên cứu tìm các giải pháp kỹ thuật về môi trường, bảo vệ hải thủy sản

Lực lượng an ninh. quốc phòng : tăng cường bảo vệ vùng biển. + Liên kết quốc tế để bảo vệ nguồn lợi hải thủy sản .

+ Giáo dục cho nhân dân thấy rõ giá trị của hải thủy sản về kinh tế, về dinh dưỡng, về môi trường v.v..

Một phần của tài liệu Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w