Quá trình kế hoạch hóa cơ cấu dân cư trên lãnh thổ được thông qua những giải pháp sau :

Một phần của tài liệu Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx (Trang 26 - 30)

Thông qua quá trình phân bố lực lượng sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ phân bố lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội mà tăng khả năng thu hút lao động của vùng, tạo ra cơ cấu dân cư phù hợp với sản xuất của vùng lãnh thổ.

Thông qua hệ thống chính sách và biện pháp nhằm di chuyển lao động, dân cư vào vùng có mật độ thấp. Chẳng hạn như ở Việt Nam trong thời kỳ 1976-1980 di chuyển được 2 triệu người đi xây dựng vùng kinh tế mới, thời kỳ 1981-1990 di chuyển trên 2 triệu và thời kỳ 1990-1995 di chuyển 1,5 triệu người góp phần quan trọng điều chỉnh lao động và dân cư các vùng trong cả nước.

Chính quyền các cấp ( nhất là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ) phải quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển cơ cấu dân cư của vùng lãnh thổ. Theo sát tương quan giữa quy mô, chất lượng dân cư, lao động với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Quan tâm đến việc tạo ra những điều kiện ( giáo dục, y

tế, văn hóa.... ) để nâng cao chất lượng của dân cư và lao động ( thực hiện chủ trương về sinh đẻ có kế hoạch, vùng nào cũng phải giảm tỷ lệ tăng dân số, nơi có mật độ dân số thấp cũng phải giảm mức sinh đẻ tạo điều kiện cho dân cư nơi khác đến )

3. Tài nguyên và kết cấu hạ tầng trong cơ cấu lãnh thổ :

- Tài nguyên thiên nhiên môi trường là điều kiện vật chất rất quan trọng để hình thành cơ cấu kinh tế của vùng lãnh thổ. Chẳng hạn như nơi có rừng có biển thì cơ cấu kinh tế khác với vùng chỉ có ruộng lúa. Vùng có nhiều khoáng sản thì cơ cấu kinh tế của vùng còn chịu tác động của bên ngoài như ngoại thương

- Kết cấu hạ tầng vừa là phương tiện, công cụ vừa là khả năng để khai thác tài nguyên và vừa có liên quan đến sản xuất và đời sống của dân cư trong vùng. Có trường hợp kết cấu hạ tầng tác động vào cơ cấu kinh tế của vùng

4. Nhu cầu tiêu dùng trong cơ cấu lãnh thổ :

Trong thực tế cơ cấu nhu cầu tiêu dùng, xu hướng phát triển nhu cầu tiêu dùng có ảnh hưởng đến cơ cấu lãnh thổ. Những nhu cầu tiêu dùng mới sẽ làm nảy sinh yêu cầu mới về sản xuất.

Khi xác định nhu cầu tiêu dùng phải xuất phát từ yêu cầu :

- Tái sản xuất sức lao động của vùng : mức độ tiêu dùng phải đủ để người lao động tồn tại, phát triển cả thể lực, trí tuệ

- Yêu cầu nâng cao mức sống của dân cư trong vùng lãnh thổ.

Nhu cầu tiêu dùng với tư cách là một bộ phận cấu thành của cơ cấu lãnh thổ gồm : - Nhu cầu tiêu dùng hàng công nghiệp : có xu hướng chung là nhu cầu ngày càng tăng, từ đó làm cho tỷ trọng của công nghiệp tăng lên trong cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ. Mặt khác nhu cầu hàng tiêu dùng công nghiệp lại phụ thuộc vào trình độ phát triển sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại

- Nhu cầu lương thực thực phẩm : Xu hướng biến động của loại nhu cầu này là nhu cầu thực phẩm tăng nhanh hơn nhu cầu về lương thực. Nhu cầu này được

bảo đảm đến đâu là tùy thuộc vào trình độ phát triển sản xuất nông nghiệp và cơ cấu sản xuất của nông nghiệp trên vùng lãnh thổ đó.

- Nhu cầu về các loại dịch vụ, phục vụ : trong điều kiện ngày nay, nhu cầu này ngày càng tăng nhanh, từ đó làm cho kinh tế dịch vụ tăng lên trong cơ cấu kinh tế vùng. Dịch vụ phục vụ được phát triển rất đa dạng : dịch vụ đời sống, dịch vụ pháp lý, dịch vụ hành chính, dịch vụ giải quyết việc làm, dịch vụ môi giới nhà cửa.... Theo quy luật thì sản xuất tăng sẽ làm tăng thu nhập và từ đó làm tăng nhu cầu về dịch vụ.

- Nhu cầu về văn hóa xã hội : liên quan đến mạng lưới trường học, bệnh viện, câu lạc bộ, rạp chiếu bóng, nhà ở .... Ngày nay nhu cầu này tăng nhanh nên tác động mạnh đến cơ cấu kinh tế của lãnh thổ.

- Kế hoạch hóa nhu cầu tiêu dùng trên lãnh thổ hiện nay nhằm vào :

Bảo đảm nhu cầu tiêu dùng theo quan điểm của vùng : mỗi vùng có nhu cầu trọng điểm khác nhau.

Nhu cầu trọng điểm được hiểu là trọng điểm về đối tượng phục vụ. Chẳng hạn như vùng miền núi thì quan tâm đến đồng bào các dân tộc, ở nông thôn cần quan tâm đến nông dân, ở đô thị cần quan tâm đến người nghèo, công nhân, công chức, trí thức. Trọng điểm về chủng loại sản phẩm : loại sản phẩm thứ yếu, sản phẩm cao cấp....

Tạo khả năng để giảm bớt sự chênh lệch về mức độ cung cấp hàng hóa, về thu nhập giữa các vùng.

Bảo đảm khả năng cân đối thu và chi của dân cư trong vùng.

5. Điểm dân cư :

Thực trạng và quá trình hình thành các điểm dân cư hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ cấu kinh tế vùng có hiệu quả. Chẳng hạn như khi xây dựng các điểm dân cư mới trong điều kiện Việt Nam thì nên xây dựng tiếp cận với các trục đường giao thông, tiếp cận với nơi có nhiều đối tượng lao động, không nên xây dựng trên đất nông nghiệp.

Nhu cầu trọng điểm được hiểu là trọng điểm về đối tượng phục vụ. Chẳng hạn như vùng miền núi thì quan tâm đến đồng bào các dân tộc, ở nông thôn cần quan tâm đến nông dân, ở đô thị cần quan tâm đến người nghèo, công nhân, công chức, trí thức. Trọng điểm về chủng loại sản phẩm : loại sản phẩm thứ yếu, sản phẩm cao cấp....

Tạo khả năng để giảm bớt sự chênh lệch về mức độ cung cấp hàng hóa, về thu nhập giữa các vùng.

Bảo đảm khả năng cân đối thu và chi của dân cư trong vùng.

5. Điểm dân cư :

Thực trạng và quá trình hình thành các điểm dân cư hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ cấu kinh tế vùng có hiệu quả. Chẳng hạn như khi xây dựng các điểm dân cư mới trong điều kiện Việt Nam thì nên xây dựng tiếp cận với các trục đường giao thông, tiếp cận với nơi có nhiều đối tượng lao động, không nên xây dựng trên đất nông nghiệp.

Để tạo được tác động tích cực của điểm dân cư đến cơ cấu lãnh thổ, khi xây dựng các điểm dân cư phải xuất phát từ : yêu cầu của sản xuất, yêu cầu của đời sống

SƠ ĐỒ CƠ CẤU LÃNH THỔ

Cơ cấu sản xuất

Tài

nguyên Kết cấu hạ tầng

Tư liệu lao động Đối tượng lao động

Sức lao động Tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ, văn hóa xã hội, giáo dục, y tế Cơ cấu dân cư Điểm dân cư Không gian lãnh thổ

Một phần của tài liệu Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w