1. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong đời sống kinh tế - xã hội :
- Là một yếu tố quyết định sự hình thành cơ cấu kinh tế của một vùng lãnh thổ. Ví dụ :
+ Tỉnh Kiên giang có diện tích đất lúa 257,6 ngàn.
Hàng năm sản xuất : 800-900 ngàn tấn lương thực thì sản xuất lúa, chăn nuôi lợn, gia cầm chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
+ Quảng-Ninh có mỏ than, có rừng, có biển, hàng năm khai thác 9-10 triệu tấn than thì cơ cấu kinh tế ở đây tuy đa dạng nhưng khai thác than vẫn là chủ yếu.
+ Các tỉnh Tây nguyên có diện tích rừng chiếm trên 46% diện tích rừng cả nước, có diện tích đất đỏ bazan trên 1 triệu ha, vào loại lớn nhất cả nước thì kinh tế rừng, cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc chiếm vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế.
- Là yếu tố quyết định mức độ phát triển chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp của mỗi vùng lãnh thổ.
Ví dụ : Các tỉnh Duyên hải miền Trung có điều kiện tự nhiên để phát triển nghề muối, nuôi trồng và khai thác thủy sản.
+ Các tỉnh biên giới phía Bắc mới có điều kiện phát triển công nghiệp mỏ, công nghiệp luyện kim.
+ Muốn xây dựng tổ hợp công nghiệp rừng thì chỉ có thể xây dựng ở Tây nguyên, ở Việt bắc, Tây bắc.
- Là yếu tố quyết định nội dung, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, quyết định phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ của vùng.
Ví dụ : + Các tỉnh Duyên hải miền Trung có tài nguyên đa dạng nên có nội dung, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng đa dạng.
+ Các tỉnh Tây nguyên thì không cần đặt vấn đề nghiên cứu hải sản, không cần cán bộ về biển.
+ Ảnh hưởng đến khả năng liên doanh liên kết với địa phương khác, với nước ngoài.
Ví dụ : Thành phố Đà Nẵng, Tỉnh Quảng Nam, Quảng ngãi thì có điều kiện để cải thiện đời sống nhân dân. Trái lại như tỉnh Kon Tum thì khả năng đó bị hạn chế.
2, Phân loại tài nguyên thiên :
Có nhiều loại :
Các loại tài nguyên thiên nhiên trên bề mặt :
+ Diện tích đất nông nghiệp : Nếu khai thác hết cũng chỉ đạt 11 triệu ha. Do dân số tăng nên diện tích đất nông nghiệp trên dầu người VN giảm : 1990 : 0,11 ha; 1994 : 0,1016 ha và 2000 còn : 0,06 ha.
+ Rừng : Đến nay còn gần 8 triệu ha; độ che phủ giảm.
+ Bờ biển dài 3200km; ngư trường rộng 1 triệu km2; trữ lượng hải thủy sản : 3 triệu tấn/năm.
+ Các dạng năng lượng tự nhiên : sức gió, năng lượng mặt trời, thủy năng.
Ví dụ : Nguồn thủy năng các sông, suối VN có thể cho 1 lượng điện hàng năm 260- 270 tỷ kwh; nếu với trình độ kỹ thuật hiện nay có thể khai thác 80 tỷ kwh/năm. Tài nguyên trong lòng đất :
+ Các loại khoáng sản : Có 300 mỏ và vùng mỏ, có 50 loại khoáng sản nhưng 90% mỏ thuộc loại quy mô nhỏ, điều kiện khai thác mỏ rất khó khăn.
Một số loại khoáng sản chủ yếu : Dầu mỏ : Có trữ lượng gần 1 tỷ tấn.
Đã khai thác : 1993 1995 1999 7 triệu tấn 8 triệu tấn 16 triệu tấn.
Than : Ở Quảng Ninh : Trữ lượng 3,6 tỷ tấn, bình quân năm khai thác 10 triệu tấn.Ở Lạng Sơn : Trữ lượng 100 triệu tấn.
Than bùn ở đồng bằng Sông Hồng : trữ lượng128 tỷ tấn.
Quặng sắt : Có trữ lượng 860 triệu tấn, riêng mỏ Thanh khê đã có trữ lượng 580 triệu tấn.
Bốc xít : Trữ lượng 5-6 tỷ tấn.
Nước ngầm : Có giá trị lớn đối với những vùng có thời gian hạn kéo dài như Tây nguyên các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Thời tiết khí hậu, vị trí địa lý là một dạng tài nguyên thiên nhiên có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội
+ Khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam : tạo lợi thế cho Việt Nam tham gia phân công lao động Quốc tế.
+ Vị trí địa lý : -> Các tỉnh Duyên hải miền Trung có vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu với quốc tế bằng đường không, đường biển, đường bộ.
Từ đó tạo điều kiện cho thế giới đến với Việt Nam.
3, Để bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả, đòi hỏi chủ thể quản lý phải nghiên cứu và hiểu một số vấn đề :
Hiểu các đặc tính và khả năng của từng loại tài nguyên thiên nhiên để có biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển một cách thích hợp.
Ví dụ : Người nông dân miền Trung phải hiểu đặc điểm của đất nông nghiệp miền Trung :
Địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi đồi núi. Độ dốc lớn từ Tây sang Đông.
Bị xói mòn, độ màu mỡ thấp.
Diện tích đất nông nghiệp trên đầu người vào loại thấp.
Hiểu mối liên hệ, tác động qua lại giữa các loại tài nguyên thiên nhiên : Ví dụ : -> Quan hệ giữa đất và rừng.
Quan hệ giữa rừng và nước ngầm.
Quan hệ giữa đất, rừng và động thực vật.
Hiểu mức độ và khả năng tái sinh của các loại tài nguyên thiên nhiên + Loại có khả năng tái sinh : như thực vật, động vật thì :
Tìm biện pháp tác động để tăng tốc độ tái sinh, mang lại nhiều giá trị vật chất cho con người. Vừa phải tạo môi trường, điều kiện tốt cho động thực vật tồn tại và phát triển .
+ Loại có khả năng tái sinh chậm (các loại gỗ quý) thì vừa khai thác sử dụng tiết kiệm, vừa phải chăm sóc, bảo vệ và tái tạo lại loại tài nguyên này.
+ Một số loại không có khả năng tái sinh như khoáng sản thì : Khai thác theo quy hoạch .
Sử dụng tiết kiệm.
Nghiên cứu tìm loại thay thế (Ví dụ : Dầu mỏ).
4, Nhiệm vụ của kế hoạch hóa khai thác, phát triển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên mỗi vùng lãnh thổ. nhiên trên mỗi vùng lãnh thổ.
Một là : Phát hiện mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên, xác định đúng trữ lượng, khả năng của mỗi loại tài nguyên, từ đó đưa ra định hướng, biện pháp khai thác, sử dụng có hiệu quả.
Hai là : Có biện pháp bảo vệ tích cực các loại tài nguyên thiên nhiên nhằm tạo ra khả năng sử dụng lâu dài và có hiệu quả :
+ Khai thác tài nguyên phải theo quy hoạch , tránh cản trở cho tương lai. + Đối với những loại tài nguyên quý, hiếm thì vừa khai thác, vừa bảo vệ.
+ Đối với những loại chưa đến độ khai thác thì cần có kế hoạch bảo vệ nghiêm túc. Ba là : Tạo điều kiện về mặt lãnh thổ để bảo đảm đến mức độ cao nhất nhu cầu của các ngành, của trung ương và địa phương.
Ví dụ : Tây nguyên có rừng, có đất đỏ bazan thì phải sử dụng, khai thác, bảo vệ tài nguyên đó để phục vụ cho bản thân Tây nguyên và cho cả nước.
5, Theo viện chiến lược và chính sách Khoa học-Công nghệ Việt Nam thì
Khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý có nghĩa là :
+ Khai thác tài nguyên rừng không hợp lý như khai thác gỗ không kịp tái sinh, săn bắn thú rừng bừa bãi, khai thác sản phẩm rừng không theo quy hoạch .
+ Tiếp tục du canh, du cư và canh tác nương rẫy.
+ Mở rộng diện tích cây công nghiệp dài ngày vào diện tích rừng, đất rừng. + Tiếp tục để hoang hóa đất trống, đồi núi trọc.
+ Khai thác bừa bãi, buôn bán các loại động vật hoang dã, quý hiếm. + Khai thác nước ngầm không đúng kỹ thuật.
Tiến hành sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội không bền vững có nghĩa là :
+ Xây dựng các đập nước không nghiên cứu, đánh giá hết tác động của môi trường. + Quy hoạch dân số và kế hoạch hóa chưa đạt yêu cầu cân bằng, ổn định.
+ Tiếp tục khai thác gỗ, củi ở rừng tự nhiên để đun nấu.
+ Khai hoang vào đất ngập nước, rừng ngập mặn để nuôi cá, nuôi tôm.
+ Khai thác quá mức Tnài nguyên thủy sản trong các khu vực nước ngọt và vịnh ven biển.
+ Khai thác bừa bãi các rạn san hô để làm vôi, bán làm vật kỷ niệm. + Thâm canh nông nghiệp theo hướng tăng thuốc trừ sâu, phân hóa học.
+ Nhập các cây trồng vật nuôi mới từ nước ngoài, bỏ qua các ưu thế của cây trồng, vật nuôi truyền thống địa phương.
+ Chưa thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường, các hoạt động tưới tiêu thủy lợi.
+ Còn bỏ sót đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội. + Chưa kiểm soát được di dân tự do.
+ Thực hiện chưa đầy đủ các công ước về bảo vệ môi trường đã ký.
+ Chưa kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xuất nhập khẩu liên quan đến bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm môi trường gia tăng do :
+ Các nhà máy thiếu bộ phận xử lý rác thải, rác thải chưa có công nghệ tái sử dụng chất thải.
+ Các chất thải từ các đô thị và khu công nghiệp, đặc biệt là chất thải độc hại không được xử lý chặt chẽ.
+ Chưa kiểm soát được triệt để bụi, khí thải, tiếng ồn của các phương tiện giao thông sân bay, bến cảng.
+ Không qủan lý tốt môi trường khu du lịch, thể thao nghỉ ngơi, giải trí. + Tiếp tục dùng than kém chất lượng để đun nấu.
+ Dùng xăng có chì trong giao thông vận tải.
+ Quy hoạch địa điểm nhiều khu công nghiệp chưa hợp lý. Các rủi ro và thảm họa môi trường xảy ra ngày càng nhiều do : + Khai thác và vận chuyển dầu không an toàn.
+ Chưa kiểm soát tốt các lưu vực sông.
+ Sử dụng thiếu an toàn thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh gia súc và phân hóa học. + Các chất thải độc hại không có quy chế quản lý
+ Chưa có kế hoạch tốt đề phòng rủi ro và thảm họa môi trường. + Cung cấp nước sạch cho nhân dân chưa bảo đảm nhu cầu tối thiểu.
+ Không xử lý phân bón ở nông thôn, đặc biệt là đồng bằng Nam bộ, kể cả phân gia súc.
+ Rừng tiếp tục bị phá là nguyên nhân gây ra lũ quét và ngập lụt lớn.
+ Tăng công nghiệp -> tăng công ăn việc làm -> tăng quá trình di cư nông thôn ra thành thị -> tăng sự hòa trộn công nghiệp -đô thị -> tăng khối lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường.
+ Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường là : công nghiệp giấy; công nghiệp chế tạo; công nghiệp truyền tải điện, công nghiệp hóa dầu; công nghiệp thực phẩm; vận tải; dệt; công nghiệp luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ.