Vấn đề phân vùng, quy hoạch trên địa bàn tỉnh, thành phố, quận, huyệ n: 1 Phân vùng kinh tế :

Một phần của tài liệu Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx (Trang 30 - 32)

1. Phân vùng kinh tế :

Phân vùng kinh tế là phân chia lãnh thổ toàn quốc ra thành hệ thống các vùng kinh tế các cấp.

Trên phạm vi tỉnh, thành phố, quận, huyện cũng vậy phân vùng kinh tế ở đây chính là phân chia lãnh thổ thành các tiểu vùng kinh tế, thành các cụm kinh tế kỹ thuật.

Mục đích của phân vùng kinh tế nhằm phát hiện, đề xuất xây dựng những tổng hợ thể sản xuất của lãnh thổ đã và đang hình thành, đề xuất những giải pháp để cải tạo, xây dựng những vùng kinh tế đã có thành những vùng kỹ thuật phát triển với tốc độ nhanh hơn.

Phân vùng kinh tế là cơ sở để giải quyết những vấn đề sau đây : - Phân bố lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội

- Kết hợp được ngành và lãnh thổ trong kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, trong quản lý kinh tế

- Quy hoạch vùng lãnh thổ

Căn cứ để tiến hành phân vùng kinh tế :

- Những nhiệm vụ cơ bản của địa phương, của cả nước về kinh tế - xã hội - Các yếu tố tác động đến vùng lãnh thổ : điều kiện tự nhiên, tài nguyên, tình tạng phân bố dân cư, điều kiện kinh tế, điều kiện khoa học kỹ thuật, lịch sử văn hóa dân tộc...

- Kết quả phân vùng địa lý của cả nước, của vùng lãnh thổ. Các nguyên tắc phân vùng kinh tế :

- Phản ánh trung thực tính khách quan của sự hình thành vùng kinh tế đồng thời phải phục tùng những nhiệm vụ cơ bản về xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương cũng như của cả nước

- Phác họa được viễn cảnh tương lai của vùng kinh tế, kết hợp được tính triển vọng đó với tính lịch sử

- Xác định rõ chức năng cơ bản của vùng ( chuyên môn hóa hay tổng hợp để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của địa phương )

- Bảo đảm cho các mối liên hệ kinh tế nội tại của vùng phát sinh, hình thành một cách hợp lý, làm cho vùng phát triển phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân

- Trong phân vùng kinh tế cần thống nhất phân vùng kinh tế với việc thiết lập, phân chia địa giới hành chính, góp phần giảm tính chất phức tạp giữa quản lý hành chính và quản lý kinh tế.

- Bảo đảm quyền lợi của cộng đồng trên lãnh thổ

Đến nay các vùng các địa phương đã tiến hành phân vùng kinh tế tổng hợp và phân vùng ngành

2. Nội dung vấn đề lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội - Mục đích : - Mục đích :

Xây dựng các phương án phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch không gian dài hạn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước và của các vùng

Cụ thể hóa chiến lược nhằm cung cấp thông tin, tạo lập căn cứ khoa học phục vụ cho quản lý kinh tế vĩ mô.

Xây dựng các kế hoạch 5 năm, hàng năm của nhà nước, xây dựng quy hoạch tổng thể, kế hoạch 5 năm, hàng năm của địa phương

- Yêu cầu:

Phải đề cập toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội đồng thời chú trọng những vấn đề then chốt

Kết hợp chặt chẽ định tính và định lượng trong quy hoạch, xác định được khâu đột phá, đưa ra được các chương trình trọng điểm, các danh mục, các chương trình ưu tiên đầu tư

- Phân tích, đánh giá các nguồn lực, các lợi thế và các hạn chế của vùng - Đánh giá đúng thực trạng kinh tế - xã hội thời kỳ qua

- Nêu luận chứng cho phương hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới trong thời kỳ quy hoạch

- Các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện phương án quy hoạch

- Hệ thống bản đồ, biểu mẫu, sơ đồ, biểu đồ được sử dụng để thể hiện nội dung quy hoạch.

Đường lối phát triển kinh tế - xã hội

Kế hoạch hàng năm

Xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Kế hoạch 5 năm

Một phần của tài liệu Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w