Kế hoạch hóa quá trình xây dựng hệ thống cung cấp nước và thoát nước trên mỗi vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx (Trang 38 - 41)

- Bước 3: Hình thành nội dung bảng cân đối năng lượng trên mỗi vùng lãnh thổ :

b. Kế hoạch hóa quá trình xây dựng hệ thống cung cấp nước và thoát nước trên mỗi vùng lãnh thổ

mỗi vùng lãnh thổ

Vai trò của nước trong đời sống kinh tế - xã hội :

- Nước đối với sản xuất : trong sản xuất công nghiệp luôn luôn cần đến nước, trong sản xuất nông nghiệp nước là yếu tố quyết định ( nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống ). Muốn tăng hệ số sử dụng đất thì phải có đủ nước

Vì vậy cần cung cấp đủ nước cho mọi hoạt động sản xuất. Ở Việt Nam đầu tư vào thủy lợi thường chiếm 80-90% tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp

- Nước đối với đời sống : Nước là một yếu tố của sự sống. Không có nước thì không thể tồn tại sự sống. Hàng năm thế giới phải chi 300 tỷ USD để góp phần giải quyết nhu cầu nước ngọt cho dân cư. Ước lượng ngân sách Việt Nam chi 1,18 tỷ USD cho kế hoạch cung cấp nước sạch vào năm 2011.

Nội dung kế hoạch xây dựng hệ thống cung cấp nước và thoát nước trên mỗi vùng lãnh thổ :

- Tiến hành điều tra thăm dò nguồn nước trên lãnh thổ. Nắm số lượng nước, chất lượng nước trên bề mặt : sông, ao, hồ....Điều tra thăm dò khả năng nước ngầm của vùng. Nắm quy luật, tình trạng phân bố nước theo thời gian và không gian.

Dựa trên cơ sở những thông tin đó mới có cơ sở để bố trí các công trình cung cấp nước và thoát nước đạt hiệu quả cao.

- Xác định nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Để xác định nhu cầu nước cho sản xuất cần nắm quy mô, tốc độ phát triển của mỗi ngành, định mức tiêu dùng nước để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm của mỗi ngành trong công nghiệp.

Trong sản xuất nông nghiệp cần nắm diện tích các loại cây trồng và thời vụ để xác định nhu cầu nước cho sản xuất nông nhiệp, lâm nghiệp. Để xác định nhu cầu nước cho tiêu dùng phải nắm quy mô dân cư, nghề nghiệp và định mức tiêu dùng nước bình quân trên đầu người

- Nắm thực trạng về cơ sở vật chất hiện có của hệ thống cung cấp nước và thoát nước trên mỗi vùng lãnh thổ

Sau đó cân đối giữa thực trạng và nhu cầu để xác định cần xây dựng thêm những công trình cấp thoát nước, trung ương hay địa phương xây dựng, nguồn vốn xây dựng ....

Hiện nay chính phủ Việt Nam đã tính toán, dự báo nhu cầu vốn đầu tư để tăng cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc cung cấp nước sạch từ năm 2000-2020 là 29.065 tỷ đồng và 1052 triệu USD

- Rà soát lại, hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống cung cấp nước và thoát nước trên mỗi vùng lãnh thổ. Quy hoạch này phải được xây dựng theo từng khu vực sản xuất, từng điểm dân cư.

- Xây dựng bảng cân đối nước và thoát nước cho toàn vùng, cho mỗi ngành và từng điểm dân cư bao gồm :

Cân đối nước cho sản xuất công nghiệp : cân đối theo từng cụm xí nghiệp, từng ngành

Cân đối nước cho sản xuất nông nghiệp : cân đối theo thời vụ, theo từng loại cây trồng

Cân đối nước cho đời sống : theo từng điểm dân cư

- Để xây dựng có hiệu quả mạng lưới cung cấp nước và thoát nước cần nắm được đặc điểm của nước :

Nước trong thiên nhiên vận động theo chu kỳ : mưa theo mùa, thủy triều lên xuống theo chu kỳ. Ở Việt Nam theo tính toán thì trữ lượng nước đạt 850 tỷ m3/năm, có thể bảo đảm đủ nước cho sản xuất và đời sống. Song mùa mưa chiếm đến 80% lượng nước, mùa khô chỉ có 20%. Trong mùa mưa thường gây lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Một số vùng núi thì lại khan hiếm nước đặc biệt là miền núi phía Bắc.

Nước luôn luôn liên hệ mật thiết với vùng lãnh thổ, với hệ thống sông, ao, hồ, biển, không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Chẳng hạn như đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long có lượng nước phong phú hơn miền Trung và Tây Nguyên

Từ hai đặc điểm trên đòi hỏi phải biết khai thác nước theo điều kiện tự nhiên, phải coi trọng việc dự trữ nước cho mùa khô và phải có sự hợp tác giữa các vùng, giữa các quốc gia trong sử dụng nguồn nước

Đến nay nước vẫn là loại tài nguyên không thể thay thế được, loài người mới có khả năng biến nước mặn thành nước ngọt với mức độ hạn chế và giá thành cao. Từ đó việc sử dụng tiết kiệm nước là một yêu cầu bức thiết

Tùy theo mục đích sử dụng nước mà nước có chức năng khác nhau : lúc thì đóng vai trò là tư liệu tiêu dùng, lúc thì đóng vai trò tư liệu sản xuất, đối tượng lao động.

Ngày nay do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa làm cho nguồn nước của chúng ta đang ngày càng bị ô nhiễm, Ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam trong những năm gần đây đã đến mức báo động ví dụ như sông Sài gòn ở TP Hồ Chí Minh, sông Đồng Nai, Sông Thị Vải, Những tỉnh nơi các con sông này chảy qua như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Vũng Tàu – Bà Rịa, Bình Dương và Sài Gòn đã bị ảnh hưởng. Chất lượng nước của nhiều con sông lớn ngày càng xuống thấp vì chứa nhiều chất độc hại như phốt pho, amoniac, ni trát, chì, dầu mỡ khóang, coliform… có tỉ lệ cao, họăc vượt tiêu chuẩn cho phép. …..

Tác hại của môi trường nước ô nhiễm lâu nay đã được nói đến rất nhiều. Nguồn nước bị "đầu độc" đã tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của dân chúng cũng như môi trường sinh thái, ngòai ra còn gây cả thiệt hại về kinh tế.

Ngừơi dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều lọai bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh họat. Nhiều đọan sông bị xem là đã "chết" vì nước đen đặc, tỏa mùi cả một vùng. Cá tôm nhiều lần chết từng lọat tại những nơi này, gây tổn thất lớn cho các hộ nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w