Kê hoạch hóa bảo vệ nguồn lợi đất đai.

Một phần của tài liệu Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx (Trang 73 - 75)

II. Nội dung của kế hoạch khai thác, bảo vệ các dạng tài nguyên thiên nhiên 1 Kế hoạch khai thác, bảo vệ các dạng năng lượng trên vùng lãnh thổ.

4, Kê hoạch hóa bảo vệ nguồn lợi đất đai.

Đặc điểm về tài nguyên đất và mức độ sử dụng đất ở Việt Nam : + Bị hạn chế trong một diện tích nhất định.

Điều đáng quan tâm là diện tích tự nhiên bình quân đầu người và diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm liên tục do dân số tăng nhanh.

+ Đất được sử dụng chưa đạt hiệu quả cao : Hệ số sử dụng đất bình quân = 1,47.

Diện tích đất trồng lúa 1 vụ trong năm vẫn chiếm 30% diện tích đất trồng cây hàng năm.

+ Do nhiều nguyên nhân khác nhau làm tăng xói mòn, phong hóa, từ đó làm cho diện tích đất trống, đồi núi trọc ngày càng tăng.

Ví dụ : Ở miền trung bình quân 1 tỉnh có 150-200 ngàn ha đất trống, đồi núi trọc. Để bảo vệ và sử dụng đất có hiệu quả cần áp dụng các biện pháp sau + Áp dụng chế độ canh tác hợp lý :

-> Những nước có diện tích đất lớn (Nga; Canađa...) thì áp dụng chế độ quãng canh kết hợp luân canh.

Trong điều kiện Việt Nam thì, áp dụng chế độ luân canh với thâm canh tăng vụ . Ví dụ : Đồng bằng Bắc bộ có chế độ canh tác : lúa - cây vụ đông - lúa, Ở miền Nam, miền trung áp dụng : lúa - màu; lúa - đậu hoặc : lúa - màu -lúa.

+ Cải tiến tính chất vật lý, hóa học của đất :

Ví dụ : -> Vùng ven biển miền trung : đất thường bị chua mặn nên phải dùng vôi, dùng thủy lợi để giải quyết.

Ở Đồng bằng Sông Cửu Long : muốn duy trì 3 vụ trong năm phải có hệ thống thủy lợi để rửa chua mặn về mùa khô.

-> Tăng bón phân hữu cơ để tăng độ màu mỡ của đất. + Tích cực chống xói mòn, chống sa mạc hóa đất nông nghiệp :

Thực trạng về xói mòn : Ở các tỉnh biên giới phía Bắc, do hậu quả của chiến tranh, hậu quả của du canh, du cư, chặt phá rừng nên đất bị xói mòn đến mức không canh tác được, đời sống rất khó khăn. Từ đó dẫn đến tình trạng di cư tự phát vào Đông Nam Bộ, vào Tây nguyên.

Trên thế giới : Hàng năm có đến 6 triệu ha đất bị sa mạc hóa; đến cuối 1992, diện tích sa mạc, đất hoang hóa của thế giới đã chiếm gần 43% diện tích đất liền. Về xói mòn trên thế giới, hàng năm có 60 tỷ tấn đất màu mỡ bị xói mòn đổ ra các đại dương. Cứ 1 phút trôi qua, thế giới mất đi 100 ngàn tấn đất màu mỡ.

+ Thay đổi phương thức sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong nông nghiệp.

Phân hữu cơ : Các nước đang phát triển sản xuất phân hữu cơ, phân bón tổng hợp để thay thế phân hóa học.

Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu đúng quy trình, đúng kỹ thuật.

Áp dụng phương pháp diệt cỏ, phòng trừ sâu bệnh bằng con đường sinh học. + Sử dụng quỹ đất nông nghiệp quý, hiếm cho đúng mục đích.

+Trong những năm đến, để sử dụng đất có hiệu quả, cần giải quyết một số vấn đề có tính chất nghiệp vụ :

Tiến hành thống kê, đo đạc, phân hạng lại đất nhằm tạo cơ sở để giao đất cho nông dân, có cơ sở để xác định thuế nông nghiệp và hướng dẫn nông dân sử dụng đất.

Vẽ lại bản đồ thổ nhưỡng của cả nước, của mỗi vùng lãnh thổ đến tận tùng xã. Đồng thời nghiên cứu xây dựng lịch gieo trồng theo bản đồ thổ nhưỡng để giúp nông dân sử dụng đất.

Phân tích, đánh giá lại cho xác đúng thực trạng tài nguyên đất đã và đang sử dụng.

Điều tra, xác định lại nhu cầu đất cho quân đội, cho các cơ quan nhà nước, các nông lâm trường.

Xây dựng chế độ, luật pháp và chính sách về sử dụng đất, cho thuê, chuyển nhượng, kế thừa đất.

Trong xây dựng các công trình, xây dựng các điểm dân cư nên đi theo xu hướng chung của thế giới là : Tăng chiều cao, giảm bề mặt, các doanh nghiệp, các ngành phối hợp với nhau trong xây dựng các công trình công cộng để sử dụng chung; khi xây dựng các điểm dân cư nên xây dựng theo quy hoạch , tập trung vào chân đồi, chân núi hoặc theo các trục đường giao thông lớn. Trong nông thôn gắn xây dựng khu dân cư với yêu cầu cải tạo đất, yêu cầu phát triển kinh tế vườn.

Một phần của tài liệu Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w