Kế hoạch hóa xây dựng hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc trên mỗi vùng lãnh thổ :

Một phần của tài liệu Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx (Trang 41 - 43)

- Bước 3: Hình thành nội dung bảng cân đối năng lượng trên mỗi vùng lãnh thổ :

c. Kế hoạch hóa xây dựng hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc trên mỗi vùng lãnh thổ :

mỗi vùng lãnh thổ :

* Kế hoạch hóa xây dựng hệ thống giao thông vận tải địa phương. - Đặc điểm của giao thông vận tải địa phương :

Khả năng phát triển giao thông vận tải địa phương rất đa dạng và rất khác nhau : Vùng có sông có biển mới phát triển được giao thông vận tải đường sông đường biển. Có vùng thuận lợi cho phát triển đường sắt đường bộ, trái lại có vùng rất khó khăn. Từ đó mỗi vùng lãnh thổ phải tận dụng thế mạnh của mình để khai

thác, phát triển giao thông vận tải cho phù hợp. Ở đồng bằng sông Cửu Long dự báo cơ cấu vận chuyển theo đường thủy, đường bộ như sau :

Năm 2000 2005 2010 1. Hàng hóa (triệu tấn) - Đường thủy - Đường bộ 2. Hành khách (triệu lượt khách) - Đường thủy - Đường bộ 45,8 26,6 19,2 562 169 393 77,2 46,3 30,9 825 241 584 118,7 73,6 45,1 1.104 321 773

Thành phố cần chú trọng tăng khả năng phục vụ cho giao thông công cộng. Vào năm 2010 ở Việt Nam giao thông công cộng phải đảm nhận 50% nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố.

- Thực trạng về hệ thống giao thông vận tải địa phương :

Hệ thống đường bộ do địa phương quản lý : Tỉnh quản lý khoảng 15.000km trong đó đường loại vừa và tốt chỉ chiếm 25%. Đường bộ huyện quản lý khoảng 47.000km mà chủ yếu là đường đất

Kinh phí đầu tư cho giao thông vận tải cả nước nói chung, và cho giao thông vận tải địa phương nói riêng đều bị hạn chế.

Hàng năm kinh phí để trùng tu, bảo dưỡng đường do địa phương quản lý mới đáp ứng được 30% nhu cầu. Trong khi đó nếu không đảm bảo nhu cầu đầu tư cho bảo dưỡng đường sẽ có hại cho lâu dài.

Chẳng hạn như để bảo dưỡng hệ thống đường bộ hiện có, ngành giao thông vận tải Việt Nam cần chi 360 triệu USD /năm, nếu để đến mức đường hư hỏng nặng thì phải chi 2 tỷ USD mới khôi phục lại được loại đường bộ hư hỏng đó.

- Yêu cầu của kế hoạch phát triển giao thông vận tải địa phương :

Kế hoạch cải tạo, xây dựng hệ thống giao thông vận tải địa phương phải phù hợp với cơ cấu kinh tế và đặc điểm của từng địa phương. Chẳng hạn như các tỉnh duyên hải miền Trung đòi hỏi phải phát triển hệ thống giao thông vận tải khá toàn

diện : phải có hệ thống giao thông vận tải để khai thác vùng ven biển, phải phát triển giao thông vận tải đô thị, phải có hệ thống giao thông vận tải để khai thác vùng núi phía Tây

Bảo đảm phát triển cân đối các loại phương tiện vận tải trên mỗi vùng lãnh thổ ( cân đối giữa các loại phương tiện giao thông vận tải, giữa vận tải cơ giới và vận tải thô sơ ), tổ chức tốt các đầu mối giao thông, tổ chức các liên hiệp vận tải giữa các phương tiện vận tải nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng Trong phát triển giao thông vận tải địa phương thì việc xây dựng, phát triển giao thông vận tải nông thôn có vị trí hết sức quan trọng vì vùng nông thôn Việt Nam chiếm 76,5% dân số và 68% lao động xã hội (1999)

Một phần của tài liệu Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w