3. Các tranh chấp thờng xảy ra trong thanh toán quốc tế theo phơng
3.3. Tranh chấp về nghĩa vụ và trách nhiệm
Nghĩa vụ và trách nhiệm là những vấn đề rất dễ xảy ra tranh chấp trong giao dịch TDCT. Việc phân chia nghĩa vụ, quyền hạn của mỗi bên luôn là điều phải tranh cãi. Với những cách hiểu khác nhau thì việc thực hiện chúng cũng khác nhau, nhất là khi trong quy định về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ điều 13 UCP 500 có nói rằng "Ngân hàng phải kiểm tra tất cả các chứng từ đợc quy định trong L/C với sự cẩn thận hợp lý". Đây là khái niệm không cụ thể, sẽ dẫn đến sự không thống nhất.
Cẩn thận hợp lý là sự kết hợp giữa hiểu biết đúng đắn tập quán giao dịch của Ngân hàng và vận dụng chính xác các bản Điều lệ thống nhất và Thực hành tín dụng chứng từ. Hành động của Ngân hàng phải biểu hiện tính trung thực. Tuy nhiên, trong môi trờng cạnh tranh, Ngân hàng luôn muốn phát triển dịch vụ, lôi
cuốn khách hàng và bảo vệ quyền lợi của họ nhng Ngân hàng cũng không muốn giảm sút uy tín đối với các Ngân hàng đại lý của mình. Có những tranh chấp giữa hai phía mà một là ngời mở và Ngân hàng phát hành, và một là ngời hởng và Ngân hàng chiết khấu. Loại trừ trờng hợp một trong hai bên giành thắng lợi, có những vụ mà cả hai đều đúng hoặc đều sai vì L/C mở với các điều kiện hiểu theo hai cách khác nhau, nhng ngời hởng lại đơn giản hoá vấn đề mà không yêu cầu sửa đổi. Rốt cuộc, chứng từ xuất trình, Ngân hàng chiết khấu hiểu theo cách có lợi cho khách hàng của mình thì chứng từ lập đúng nhng lại bị Ngân hàng phát hành từ chối vì điều khoản đó đợc hiểu theo phơng diện khác (có lợi cho cho ngời mở) thì chứng từ bất hợp lệ. Trong những trờng hợp đó, Ngân hàng phải thể hiện tính trung thực trong việc xác định sự hoàn hảo của chứng từ, không thể cố tình hiểu sai sự việc vì mục đích bảo vệ quyền lợi khách hàng.
Ngoài trờng hợp mà mỗi bên trong vụ kiện gồm cả Ngân hàng và khách hàng thì phổ biến vẫn là tranh chấp giữa Ngân hàng và khách hàng hoặc giữa các Ngân hàng với nhau.
ι Tranh chấp giữa Ngân hàng và khách hàng.
Trong giao dịch TDCT, Ngân hàng sẽ không tránh khỏi những lỗi nghiệp vụ nhng giới hạn của chúng có thể chấp nhận đợc là không xảy ra những hậu quả lớn. Vì vậy, sự cẩn trọng của các Ngân hàng khi thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm luôn đặt lên hàng đầu. Nếu hành động ngợc lại, Ngân hàng không chỉ gây ảnh h- ởng lớn đến quyền lợi của khách hàng mà còn làm tổn hại đến chính mối quan hệ giữa các Ngân hàng. Đối với những Ngân hàng chiết khấu, họ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra và xác định thực trạng của chứng từ xuất trình. Họ có quyền từ chối yêu cầu chiết khấu của khách hàng nhng phải hành động với cơng vị là Ngân hàng đợc chỉ định/uỷ quyền và thay mặt Ngân hàng phát hành kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ để quyết định dựa trên cơ sở nào và thông báo cho ngời hởng và Ngân hàng phát hành. Về phía Ngân hàng phát hành họ không chịu trách nhiệm chính trong việc từ chối hay thanh toán chứng từ xuất trình theo L/C. Ngân hàng phát hành không thể căn cứ vào xác thực của Ngân hàng chiết khấu mà bỏ qua việc kiểm tra chứng từ xuất trình đòi tiền tại họ. Có thể Ngân hàng chuyển chứng từ không phát hiện ra hết toàn bộ bất hợp lệ của chứng từ. Quan điểm về bất hợp lệ của Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu và Ngân hàng phát hành có những điểm bất đồng, đặc biệt là các lỗi nhỏ và lỗi đợc hiểu "theo hai cách đều đúng".
Nhiều khi những lỗi nhỏ của Ngân hàng chiết khấu trong việc kiểm tra chứng từ sẽ dẫn đến những sai phạm lớn của Ngân hàng phát hành và nảy sinh
mâu thuẫn giữa hai Ngân hàng. Điều này khá phổ biến ở một số Ngân hàng nhỏ, còn yếu kém về nghiệp vụ và thiếu kinh nghiệm trong giao dịch TDCT.
Các tranh chấp thờng xảy ra:
Thứ nhất là về điều kiện không yêu cầu xuất trình chứng từ. Nếu L/C có các điều khoản mà không cần chứng minh bằng chứng từ xuất trình thì Ngân hàng miễn trách đối với các điều kiện đó. Mặc dù hiểu rõ đây là phơng thức thanh toán TDCT nhng ngời mở và Ngân hàng phát hành vẫn ghi thêm những điều kiện vào L/C mà không nói rõ chứng từ cần xuất trình khi thanh toán, dẫn đến tranh chấp. Phía mở L/C lý luận: đã là điều kiện nêu ra trong L/C có nghĩa là Ngân hàng phải kiểm tra xem ngời hởng có thực hiện đầy đủ các điều kiện đó hay không bằng việc yêu cầu các chứng từ xuất trình. Trong khi đó, ngời hởng lợi lại cho rằng: các điều kiện đó L/C không yêu cầu xuất trình chứng từ để chứng minh sự thực hiện của ngời hởng. Xuất trình chứng từ hay không là tùy thuộc vào ý muốn của ngời hởng, Ngân hàng không có quyền từ chối thanh toán nếu chứng từ không yêu cầu trong L/C không đợc xuất trình.
Thứ hai là về các tiêu chuẩn cũng nh các quy định trong việc kiểm tra chứng từ. Đây là vấn đề tơng đối phức tạp đòi hỏi sự cẩn trọng của các bên tham gia nhng thực tế các Ngân hàng vẫn để xảy ra những vi phạm nh kiểm tra chứng từ bất cẩn, cha đúng tiêu chuẩn quốc tế gây ảnh hởng cho ngời hởng lợi. Ngoài ra, thời gian để Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ của mình luôn phải đợc tôn trọng, Ngân hàng phải thể hiện tính độc lập của mình, phải là con nợ bình đẳng và có uy tín. Khi chứng từ có bất hợp lệ, mọi việc tiếp xúc với ngời mở để chấp nhận đều đ- ợc Ngân hàng thực hiện trong vòng 7 ngày làm việc, theo đúng điều 13b UCP 500. Vậy nhng các Ngân hàng phát hành vẫn cố tình kéo dài quyết định thanh toán hay từ chối vì những bất hợp lệ chứng từ gây khó khăn cho những bên tham gia.
Ba là ngời yêu cầu mở L/C và ngời hởng lợi không nắm rõ những trờng hợp mà Ngân hàng đợc miễn trách nh là sự hoàn thiện, tính chính xác, tính chân thực, sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất cứ chứng từ nào, những mất mát, chậm trễ trong quá trình chuyển giao th từ, điện tín (điện bị nhiễu loạn do thời tiết, bản fax nhận bị nhoè mờ...) hoặc là các trờng hợp bất khả kháng nh thiên tai, chiến tranh. Họ không biết rằng rủi ro thuộc về bên nào thì bên đó phải chịu và đã đi kiện Ngân hàng.
Ngoài ra, với việc quy định "Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những chỉ thị do họ truyền đạt không đợc thực hiện, ngay cả khi bản thân họ lựa chọn Ngân hàng đó" luôn làm cho ngời mở cảm thấy bị đối xử không công bằng. Tại
sao Ngân hàng phát hành đợc miễn trách khi Ngân hàng của họ (Ngân hàng thông báo) không thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để hậu quả ngời mở phải gánh chịu? ở đây, ngời mở đã không hiểu rằng nếu Ngân hàng đợc ngời mở chỉ định không nằm trong danh mục Ngân hàng đại lý hoặc Ngân hàng phát hành không thể thiết lập khoá điện để mở L/C tới Ngân hàng thông báo thì Ngân hàng phát hành sẽ tự chọn Ngân hàng khác với mục đích là thực hiện yêu cầu của ngời mở. Càng rất khó đáp ứng cho ngời mở nếu L/C đợc xác nhận bởi Ngân hàng do ngời hởng đề nghị. Đây là điểm rất dễ dẫn tới sự bất đồng và phát sinh tranh chấp.
ι Tranh chấp giữa các Ngân hàng.
Tranh chấp xảy ra giữa các Ngân hàng chủ yếu xoay quanh việc kiểm tra và thông báo chứng từ bất hợp lệ không đúng quy cách, trình tự, thời hạn.
Cụ thể là Ngân hàng chiết khấu (đợc uỷ quyền của Ngân hàng phát hành) phải thông báo cho ngời hởng, Ngân hàng phát hành và/hoặc Ngân hàng xác nhận (nếu có) phải thông báo cho Ngân hàng chuyển giao chứng từ (có thể là Ngân hàng chiết khấu hoặc Ngân hàng xác nhận hoặc Ngân hàng gửi chứng từ theo yêu cầu của ngời hởng) sự bất hợp lệ của chứng từ bằng điện tín (telex, swift) trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đợc chứng từ. Nội dung thông báo phải nói cụ thể tất cả các bất hợp lệ đợc phát hiện. Thông báo này có giá trị cuối cùng. Các bất hợp lệ nói trên là toàn bộ và cuối cùng có nghĩa là Ngân hàng mở không đợc bổ sung thêm bất hợp lệ khác mặc dù sau này mới phát hiện ra. Nhng trong thực tế, nhiều khi Ngân hàng phát hành thông báo bất hợp lệ đó không đúng và bị Ngân hàng chiết khấu từ chối. Sau đó, Ngân hàng phát hành lại thông báo tiếp các bất hợp lệ khác và bị Ngân hàng chiết khấu phủ nhận. Điều này gây tranh cãi giữa hai Ngân hàng liên quan vì thực ra Ngân hàng phát hành đã vi phạm điều 14d (ii) và mất quyền khiếu nại là chứng từ không phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng. Một sai lầm nữa là khi Ngân hàng phát hành (hoặc Ngân hàng xác nhận) từ chối thanh toán nhng không trả lại chứng từ cho phía xuất trình đúng nh trạng thái khi họ nhận đợc hay không hành động theo lệnh của phía xuất hoặc đã chuyển giao chứng từ cho ngời mở thì Ngân hàng sẽ đánh mất quyền của mình, do vậy phải thanh toán và nhận bộ chứng từ bất kể sự bất hợp lệ của chứng từ.
Ngoài ra, trong thoả thuận về hoàn trả liên hàng thì nghĩa vụ của Ngân hàng phát hành đối với việc hoàn trả từ Ngân hàng thứ ba luôn là điều có thể nảy sinh những tranh chấp. Phần c và d của điều khoản này khẳng định trờng hợp Ngân hàng hoàn trả vì lý do nào đó, không chuyển tiền cho Ngân hàng đòi tiền thì nghĩa vụ này vẫn thuộc về Ngân hàng phát hành. Trong thực tế, có trờng hợp Ngân
hàng phát hành cho phép đòi tiền tại Ngân hàng gửi tiền hoặc Ngân hàng cấp tín dụng nhng lại không đủ số d hoặc đã rút hết vốn vay. Có trờng hợp Ngân hàng hoàn trả không nhận đợc sự uỷ quyền của Ngân hàng phát hành. Tất cả những trục trặc này (có thể do nhầm lẫn, sơ suất), Ngân hàng phát hành phải có nghĩa vụ trả tiền, kể cả lãi suất chậm trả, điện phí liên quan cho Ngân hàng đòi tiền, tính từ ngày đầu tiên của việc đòi tiền đến ngày số tiền đợc trả. Việc Ngân hàng phát hành không thực hiện đúng nh điều này sẽ là căn cứ để phía đối tác phát đơn kiện.