4. Vấn đề pháp lý trong giao dịch tín dụng chứng từ tại Việt Nam
4.1.1. Giới thiệu sơ lợc về UCP 500
UCP 500 (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit 500) - bản quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT, là ấn phẩm mới nhất đợc ban hành bởi Phòng thơng mại quốc tế (còn gọi là Phòng thơng mại và công nghiệp - ICC). ICC là hiệp hội các tổ chức quốc gia của giới kinh doanh ở các nớc trên thế giới nhằm phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nớc với nhau, là tổ chức phi Chính phủ lớn nhất thế giới có quy mô và tầm cỡ hoạt động, phạm vi ảnh hởng toàn cầu, đợc thành lập tại Pari vào năm 1920 theo sáng kiến của giới thơng mại, tài chính, vận tải và bảo hiểm ở các nớc Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ và Italia.
Nhiệm vụ hàng đầu của ICC là xúc tiến các hoạt động thơng mại trong tất cả các lĩnh vực quan trọng: buôn bán quốc tế, quyền sở hữu công nghiệp, marketing, môi trờng với mục đích chính là tạo ra một trật tự kinh tế công bằng và tự do nhằm phát triển thơng mại quốc tế.
"Điều lệ và thực hành thống nhất TDCT" đợc ICC ấn hành lần đầu tiên vào năm 1933. Đó là những quy tắc thể hiện đầy đủ các thông lệ và tập quán quốc tế trong giao dịch TDCT. Nó ra đời nhằm thiết lập một hành lang pháp lý cho giao dịch TDCT, đáp ứng nhu cầu của giới tài chính, Ngân hàng cũng nh các nhà xuất nhập khẩu về một văn bản quy định mà mọi ngời đều chấp nhận cho quá trình mở và xử lý một L/C.
Sau năm lần sửa đổi vào các năm 1957, 1962, 1974, 1983, 1993, số xuất bản 500 có hiệu lực ngày 1/1/1994 đợc coi là bản sửa đổi hoàn chỉnh và sâu sắc nhất.
Trên cơ sở thực tiễn phong phú và sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực thông tin liên lạc, vận tải quốc tế, UCP 500 đợc Uỷ ban
Ngân hàng xây dựng nhằm tăng tính nhất quán và tin cậy, định ra tất cả các nguyên tắc, tiêu chuẩn cho Ngân hàng trong hoạt động giao dịch TDCT và nhất là đơn giản hoá các bản điều lệ trớc, hạn chế đến mức tối đa những hiểu lầm và những kẽ hở để tranh chấp có thể xảy ra. Nó bao gồm những điều khoản vừa có tính chất tổng quát quy định nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong giao dịch, vừa là những chỉ dẫn rất cụ thể cho các giao dịch của các Ngân hàng liên quan. UCP 500 đã đề cập khá sâu rộng và thể hiện đợc quá trình phát triển không chỉ của hoạt động Ngân hàng mà còn của các ngành khác nh thơng mại, vận tải, bảo hiểm... của thế giới.
UCP 500 gồm 49 điều khoản chia thành các mục:
A. Các điều khoản chung và định nghĩa (điều 1 đến điều 5). B. Hình thức và thông báo tín dụng (điều 6 đến điều 12). C. Nghĩa vụ và trách nhiệm (điều 13 đến điều 19).
D. Chứng từ (điều 20 đến điều 38).
E. Những quy định khác (điều 39 đến điều 47). F. Th tín dụng có thể chuyển nhợng (điều 48). G. Nhợng tiền thu đợc (điều 49).
Các điều khoản của UCP 500 cũng nh các bản quy tắc trớc đó có hai loại: Loại quy phạm mang tính chất bắt buộc áp dụng: Nếu không tuân thủ các điều khoản loại này thì hoạt động thanh toán bằng L/C sẽ bị biến đổi về bản chất và bên vi phạm sẽ không có quyền dùng UCP 500 để bảo vệ quyền lợi của mình. Ví dụ nh các điều khoản:
Điều 3: L/C và hợp đồng. Điều 8: Hủy ngang một L/C.
Điều 9: Trách nhiệm của Ngân hàng phát hành và Ngân hàng xác nhận. Điều 13: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ.
Loại quy phạm mang tính chất lựa chọn: Ngời xin mở L/C và ngời hởng lợi có thể thoả thuận đa vào L/C các quy định cần thiết miễn là không vi phạm các điều khoản thuộc quy phạm mang tính chất bắt buộc của UCP 500. Loại này thờng có câu "Trừ khi L/C có quy định gì khác", điển hình là:
Điều 29: Biên lai bu điện.
Mặc dù UCP 500 là kết quả của sự cố gắng và là niềm tự hào của ủy ban về kỹ thuật và thực tiễn Ngân hàng nhng với sự phát triển ngày càng phức tạp của công tác thanh toán quốc tế theo phơng thức TDCT, việc áp dụng UCP vẫn luôn gặp phải những khó khăn và nảy sinh nhiều mâu thuẫn không chỉ với những nhà xuất nhập khẩu mà cả các Ngân hàng.