4. Các nguyên nhân dẫn tới tranh chấp trong thanh toán quốc tế theo
4.3. Nguyên nhân từ phía đối tác nớc ngoài
Đối tác nớc ngoài thờng là những doanh nghiệp, những Ngân hàng có nhiều kinh nghiệm và trình độ trong nghiệp vụ ngoại thơng. Tuy thế nhng vẫn có những trờng hợp mà lỗi sai sót chứng từ lại xuất phát từ chính họ. Nhng phần lớn các tranh chấp từ phía đối tác nớc ngoài là do sự thiếu thiện chí. Họ thờng lợi dụng sự yếu kém của phía Việt Nam để đa ra những cách hiểu thiên lệch về quyền lợi của mình.
Mặc dù trong phơng thức TDCT, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia đợc quy định rõ ràng song không phải lúc nào những nguyên tắc đó cũng đợc tôn trọng. Ngời xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng đúng theo hợp đồng và L/C nhng anh ta có thể thực hiện giao hàng khác với chứng từ hàng hoá đợc lập ra. Ngời
mua hàng có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng mở L/C nhng vì không có thiện chí nên anh ta có thể từ chối chứng từ và trả tiền chỉ vì những sai sót nhỏ.
Ngày nay khi quan hệ thơng mại và thanh toán quốc tế đợc mở rộng thì vấn đề đạo đức trở thành mối quan tâm lớn không chỉ của các Ngân hàng mà còn của cả các doanh nghiệp nhằm bảo toàn nguồn vốn và an toàn trong kinh doanh. Bởi vì rủi ro, tổn thất trong L/C trớc hết là doanh nghiệp, ngời mua, ngời bán. Mặc dù trong phơng thức thanh toán này đã có sự cam kết của Ngân hàng mở L/C nhng sự tin tởng và thiện chí giữa ngời mua và ngời bán cũng nh giữa các Ngân hàng phục vụ vẫn đợc coi là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự an toàn và tránh xảy ra tranh chấp. Khi ngời mua có thiện chí thì việc thanh toán sẽ diễn ra nhanh chóng cho dù bộ chứng từ có sai sót cũng dễ đợc chấp nhận. Còn về phía ngời bán, sự trung thực chính là yếu tố đảm bảo cho quá trình mua bán cũng nh quyền lợi của mình và Ngân hàng phục vụ.
Nhng thiện chí không chỉ cần từ phía ngời mua và ngời bán mà còn cả Ngân hàng trong quá trình giao dịch. Các Ngân hàng nớc ngoài đôi khi cố tình vận dụng những thông lệ quốc tế một cách chủ quan, lệch lạc, gây khó dễ cho phía Việt Nam. Ví dụ nh trờng hợp Ngân hàng Industrial Bank of Korea, Hàn Quốc phát hành một L/C không huỷ ngang, thơng lợng hạn chế cho công ty Cleantex, Hàn Quốc. Ngời hởng là công ty May Bắc Giang, đợc thông báo qua BIDV. Trên L/C có yêu cầu:
- Bản chính hoá đơn thơng mại đợc ký và hai bản sao.
- Bản chính danh sách đóng gói hàng đợc ký và hai bản sao.
Trong đó điều kiện đặc biệt yêu cầu bản chính hoá đơn thơng mại và danh sách đóng gói hàng phải do ngời đai diện uỷ quyền của công ty XX ký và phải đợc BIDV xác nhận dựa trên bảng mẫu chữ ký. Công ty May Bắc Giang xuất trình bộ chứng từ nh yêu cầu tại BIDV. Sau khi kiểm tra thấy bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ, BIDV đã chuyển đến cho Industrial Bank of Korea. Tuy nhiên, Ngân hàng này từ chối thanh toán vì lý do: bản chính hoá đơn thơng mại và danh sách đóng gói hàng kông ghi rõ rằng chữ ký của ngời đại diện đợc uỷ quyền cho công ty may Bắc Giang đã đợc BIDV xác nhận. Nhận đợc thông báo đó BIDV đã trả lời rằng trên L/ C không yêu cầu BIDV phải ghi rõ hay phải làm một giấy xác nhận rằng chữ ký trên hoá đơn thơng mại và danh sách đóng gói hàng là phù hợp với mẫu chữ ký mà Industrial Bank of Korea đã cung cấp. Những lý lẽ chặt chẽ, đúng luật đó đã buộc Ngân hàng phát hành phải chấp nhận thanh toán kèm với lời xin lỗi BIDV.