Quản lý kỹ thuật trong kinh doanh xăng dầu

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào (Trang 25 - 28)

* Kỹ thuật chống hao hụt đợc dùng để tăng cờng quản lý xăng dầu trong quá trình xuất, nhập, tồn chứa, vận tải và hạch toán kinh tế. Kỹ thuật chống hao hụt đợc áp dụng trong công tác cung ứng xăng dầu nh sau:

Hao hụt trong khâu nhập:

- Hao hụt khâu nhập tính cho quá trình nhập xăng dầu từ phơng tiện vận tải vào bể chứa.

- Lợng hao hụt là hiệu số giữa số lợng ghi trên hoá đơn xuất và số thực nhận tại bể của kho nhập (sau khi đã trừ hao hụt xuất sau lợng kế, nếu có và hao hụt vận tải).

Bảng 1.3: Định mức hao hụt trong khi nhập, xuất, vận chuyển xăng dầu (%) [ 25]

Các loại xăng dầu Khi nhập Khi xuất Khi vận chuyển

Xăng đặc biệt 0,3 0,04 0,085

Xăng 0,15 0,20 0,080

Diezel 0,02 0,06 0,045

TC - 1 dầu hoả 0,04 0,12 0,050 Dầu đốt lò (FO), dầu nhờn các loại 0,05 0,08 0,050

- Khi nhập từ ô tô xi téc xuống bể ngầm, bể nằm ngang, lợng hao hụt đợc tính là % số lợng ghi trên hoá đơn nơi xuất, sau khi đã trừ đi hao hụt vận tải.

- Khi chuyển tải từ phơng tiện này sang phơng tiện khác đợc áp dụng nh hao hụt nhập chuyển bể.

- Nếu chiều dài đoạn ống từ phơng tiện đến kho lớn hơn 2km thì ngoài định mức hao hụt nhập đợc tính thêm hao hụt trong vận chuyển đờng ống trên chiều dài thực tế đoạn ống đó. Nếu nhỏ hơn 2km thì không đợc tính.

* Kỹ thuật an toàn, chống cháy nổ:

Ngời lao động có nhiệm vụ và quyền hạn tham gia, t vấn và phối hợp với ngời sử dụng lao động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chơng trình hành động, kế hoạch bảo hộ lao động và các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, cải

thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của đơn vị.

Hội đồng bảo hộ lao động tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động ở các vị trí sản xuất kinh doanh để có cơ sở tham gia vào kế hoạch và đánh giá tình hình công tác bảo hộ lao động của đơn vị. Trong kiểm tra nếu phát hiện thấy các nguy cơ mất an toàn, có quyền yêu cầu ngời phụ trách sản xuất thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó.

Nhiệm vụ của cán bộ bảo hộ lao động:

- Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác bảo hộ lao động của đơn vị.

- Phổ biến các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn - vệ sinh lao động của nhà nớc và các nội quy, quy chế về bảo hộ lao động của lãnh đạo đơn vị đến các cấp và ngời lao động, đề xuất việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động và theo dõi đôn đốc việc chấp hành.

- Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

- Phối hợp với bộ phận kỹ thuật và các bộ phận khác có liên quan xây dựng quy trình, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão, tổ chức huấn luyện về bảo hộ lao động cho ngời lao động, quản lý, theo dõi việc kiểm định, cấp giấy phép sử dụng các loại máy, thiết bị, vật t, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.

- Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức kiểm tra, đo đạc các yếu tố có hại trong môi trờng lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ ngời lao động.

- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ bảo hộ lao động, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động và đề xuất biện pháp khắc phục.

- Điều tra, thống kê các vụ tai nạn lao động, đánh giá, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp phòng tránh.

- Tổng hợp và đề xuất việc giải quyết kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.

- Xây dựng các báo cáo về bảo hộ lao động theo quy định hiện hành. - Đề xuất các trờng hợp khen thởng, kỷ luật trong việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động.

- Cán bộ bảo hộ lao động phải thờng xuyên đi sát các bộ phận sản xuất kinh doanh, nhất là những nơi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa.

* Kỹ thuật vận chuyển, bảo quản: Hệ thống vận chuyển, hệ thống cảng biển, đờng bộ, đờng sắt, hệ thống kho chứa, đờng ống dẫn xăng dầu, cửa hàng xăng dầu... vừa là cơ sở, điều kiện cho hoạt động kinh doanh xăng dầu vừa là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Những hệ thống này càng mở rộng và hiện đại không chỉ bảo đảm cho kinh doanh xăng dầu thuận lợi và hiệu quả mà còn mở rộng tiềm lực cho phát triển kinh tế quốc dân. Nếu hệ thống đờng sắt, đờng bộ, đờng biển, đờng sông không đợc bảo quản tốt sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, thậm chí kinh doanh xăng dầu có thể thua lỗ.

* Bảo vệ môi trờng: Hoạt động kinh doanh xăng dầu còn trực tiếp liên quan đến việc bảo vệ môi trờng sinh thái. Nếu đờng ống dẫn bị giò, rỉ, mặt sông, mặt biển bị dầu loang sẽ làm cho môi trờng sinh thái ở đó bị ô nhiễm. Độ kín của kho chứa và phơng tiện vận chuyển không bảo đảm... không chỉ làm tăng mức thất thoát xăng dầu, ảnh hởng đến hiệu quả kinh doanh mà còn trực tiếp gây ô nhiễm môi trờng sinh thái. Thực tế trong nớc và thế giới các vụ cháy nổ, đắm tầu, vỡ đờng ống dẫn, xe lăn xuống vực sâu... đã gây bao nhiêu tác hại nghiêm trọng đến môi trờng sống. Vì vậy hoạt động kinh doanh xăng dầu phải thờng xuyên gắn với việc bảo vệ môi trờng sinh thái là một đòi hỏi tất yếu và vô cùng nghiêm ngặt. Việc xây dựng cảng biển, kho chứa, đờng ống dẫn, sử dụng phơng tiện vận chuyển và quy chế sử dụng xăng dầu đòi hỏi phải bảo đảm

những chỉ số an toàn tuyệt đối. Hậu quả của những sai sót trong quá trình tổ chức kinh doanh có tính lan truyền, không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn gây những tác hại nghiêm trọng về môi trờng sống và các hậu quả xã hội khác.

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w