Dia diem mua ao So mi nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách Marketing - Mix cho thị trường Đà Nẵng của Công ty VITRACO.doc (Trang 60 - 64)

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến

sản phẩm áo Sơ mi nam thì có một số người có sự cân nhắc, quyết định nhãn hiệu mua trước khi đi mua nhưng cũng có một số người thì đến cửa hàng rồi mới tìm kiếm và quết định sản phẩm mua. Theo kết quả nghiên cứu khách hàng thì quyết định mua sản phẩm áo Sơ mi nam trong năm của khách hàng là:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến Bảng 3.16. Quyết định mua sản phẩm áo Sơ mi nam trong năm:

Valid Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

duoi 2 ao 36 18.0 18.0 18.0

2 den 4 ao 82 41.0 41.0 59.0

5 den 6 ao 49 24.5 24.5 83.5

tren 6 ao 33 16.5 16.5 100.0

Total 200 100.0 100.0

Hình 3.4. Nhu cầu mua áo Sơ mi nam:

Qua bảng quyết định mua sản phẩm áo Sơ mi nam trong năm, nhận thấy khách hàng mua

từ 2 đến 4 áo trong năm chiếm một tỷ lệ lớn (41%), mua từ 5 đến 6 áo chiếm 24,5% và mua trên 6 áo chiếm 16,5 %. Điều này cho thấy, sản lượng tiêu thụ của sản phẩm này trên thị trường là rất lớn.

Đánh giá sau khi mua:

Hầu hết các doanh nghiệp đều trông cậy vào việc khách hàng mua đi mua lại sản phẩm của mình, điều này có nghĩa là khách hàng phải được thoả mãn trong những lần mua sản phẩm áo Sơ mi nam của doanh nghiệp. Nhiều người bán hàng thường tìm cách trấn an khách hàng sau khi họ đã mua những chiếc áo Sơ mi nam rằng họ đã quyết định đúng, nhưng kết quả của việc đánh giá sau khi mua tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài sự trấn an của người bán hàng. Chất lượng của những chiếc áo Sơ mi nam và mức độ dịch vụ hậu mãi như bao gói đóng một vai trò rõ rệt trong việc tạo cảm tình của khách hàng, và chính những người bán hàng mới là người có thể giúp người mua yên tâm rằng sản phẩm mà họ mua đáp ứng tốt những nhu cầu của họ. Nếu những tính năng sử dụng của sản phẩm áo Sơ mi nam không tương xứng với

Nhu cầu mua áo Sơ mi nam trong năm:

18%41% 41% 24.50% 16.50% Dưới 2 áo 2 đến 4 áo 5 đến 6 áo Trên 6 áo

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến

những kì vọng của người mua thì người mua đó sẽ không hài lòng và sẽ không tiếp tục chọn mua sản phẩm áo Sơ mi nam mang nhãn hiệu đó nữa. Còn nếu sản phẩm thoả mãn được các kì vọng của người mua thì người mua thì họ cảm thấy hài lòng và nếu nó đáp ứng được nhiều hơn nữa thì người mua sẽ rất hài lòng và khả năng họ tiếp tục chọn mua những chiếc áo Sơ mi nam mang nhãn hiệu đó ở các lần sau là rất cao.

3.3. Xác định định vị sản phẩm áo Sơ mi nam của Công ty CP VINATEX Đà Nẵng: VINATEX Đà Nẵng:

3.3.1. Mục tiêu định vị:

Việc xây dựng chiến lược định vị sản phẩm áo Sơ mi nam của Công ty VINATEX Đà Nẵng nhằm đạt được các mục tiêu sau:

• Xác định rõ đặc điểm khác biệt của sản phẩm áo Sơ mi nam mà công ty cung cấp trong nhận thức của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh chính của công ty.

• Tập trung nguồn lực xây dựng các chính sách Marketing để củng cố và cải thiện vị trí của sản phẩm trong tâm trí khách hàng.

3.3.2. Nhận diện các đối thủ cạnh tranh:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty sản xuất và cung cấp các sản phẩm áo Sơ mi nam ở trong và ngoài nước với nhiều sản phẩm và thương hiệu khác nhau. Các công ty, thương hiệu này đều có thể xem là đối thủ cạnh tranh và có thể chia thành 3 nhóm đối thủ cạnh tranh chính sau:

• Nhóm các đối thủ cạnh tranh đẳng cấp cao bao gồm: Việt Tiến, An Phước, Nhà Bè, Lengwit, Rossi và một số sản phảm nhập ngoại có chất lượng và giá cả cao khác.

• Nhóm các đối thủ cạnh tranh ngang hàng bao gồm: Hoà Thọ (Hotexco), Việt Thắng, Thắng Lợi...

Nhóm các đối thủ đẳng cấp thấp là: Các nhãn hiệu ít có uy tín khác và hàng Trung Quốc, Thái Lan.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tấn Tuyến

3.3.3. Lựa chọn tiêu chuẩn định vị:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách Marketing - Mix cho thị trường Đà Nẵng của Công ty VITRACO.doc (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w