- Đề bạt, thăng tiến lao động
Sơ đồ 2: Tổ chức quản lý bộ máy quản lý của Công ty
2.5.1 Môi trường bên ngoà
- Môi trường pháp luật:
Trong những năm qua tình hình kinh tế chính trị thế giới diển biến khá phức tạp, nhưng Việt Nam vẫn được xem là một nước có nền chính trị ổn định. Đây chính là môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển.
Tình hình chính trị miền Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là khá ổn định. Do vậy các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động trong một môi trường cực kỳ an toàn.
Về pháp luật, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Nhưng những năm gần đây, các đội ngũ về ngành luật đã điều chỉnh, sửa đổi dần, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói riêng và các thành phần kinh tế khác nói chung. Đối với các doanh nghiệp, cái khó là phải hiểu rõ được luật chơi hợp pháp và phải vận dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt các điều này.
- Môi trường khoa học công nghệ
Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ ngày càng tạo ra nhiều công nghệ mới hiện đại làm cho năng suất lao động ngày một nâng cao. Công nghệ mới ra đời một mặt nó phủ nhận công nghệ cũ, mặt khác làm cho chu kỳ sống của sản phẩm giảm lại. Điều này trở thành một yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp và chi phối mạnh đến sự phát triển kinh tế các nước. Trong ngành da giày, công nghệ chiếm một vị trí quan trọng, tác động sau sắc đến mẫu mã chất lượng sản phẩm. Do đó đối với các
doanh nghiệp gia công, khi tìm kiếm hợp đồng cần lựa chọn nước đặt hàng để tranh thủ được công nghệ tiên tiến.
- Môi trường kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế thế giới những năm qua biến động lớn, khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 làm cho kinh tế thế giới suy sụp và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng gián tiếp. Năm 2009 nền kinh tế có những bước chuyển biến và hồi phục rõ rệt, tốc độ tăng trưởng của năm nay cũng đã đươc nâng cao hơn nhiều. Tuy nhiên, tình hình ngành da giày Việt Nam đang vấp phải những khó khăn rất lớn, sau “cú sốc đúp” bị Liên minh Châu Âu (EU) tái áp thuế chống bán phá giá và loại mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam khỏi diện được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), ngành công nghiệp da giày VN gặp không ít khó khăn. Trong bối cảnh đó, phải tìm ra hướng đi để đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành da giày là rất nan giải.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có những thuận lợi về nền kinh tế - chính trị - xã hội trong nước ổn định, lực lượng lao động dồi dào với chi phí lao động thấp, có môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện và cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển… Đó cũng là những lợi thế của ngành Da Giày Việt Nam, đã tạo nên sự hấp dẫn đối với các bạn hàng, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.