Mở rộng mạng lưới tiêu thụ của Công ty tại các thị trường miền Bắc nhằm phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội .doc (Trang 74 - 78)

II. MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚ

2.Mở rộng mạng lưới tiêu thụ của Công ty tại các thị trường miền Bắc nhằm phát triển thị trường

nhằm phát triển thị trường

Như đã phân tích ở trên, hiện nay việc tìm kiếm các bạn hàng quốc tế ngày càng trở nên khó khăn, với sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều quốc gia có truyền thống ngành dệt may rất phát triển. Thì nhiều doanh nghiệp lại vẫn cứ cố gắng tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá trong khi bỏ ngỏ thị trường trong nước cho nước ngoài thâu tóm. Thị trường nội địa của nước ta là rất rộng lớn với hơn 80 triệu dân, 54 dân tộc anh em, nhu cầu về hàng may mặc là rất lớn. Với Hanosimex thì thị trường miền Bắc là thị trường chủ yếu mà doanh nghiệp đã đáp ứng từ trước đến nay, các thị trường khác sản phẩm của Công ty cũng có mặt nhưng với tỷ trọng nhỏ hơn. Ở miền Bắc lại được đặc trưng bởi khí hậu có bốn mùa với một mùa đông lạnh nên cơ cấu sản phẩm của Công ty ở thị trường này là rất đa dạng. Tuy vậy, thì cũng ở chính khu vực thị trường này Công ty vẫn còn chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của nó, vẫn còn để cho hàng hoá sản phẩm của Trung Quốc tiêu thụ khá nhiều và ảnh hưởng lớn đến việc tiêu dùng của người dân, do một số nơi sản phẩm của Công ty vẫn còn ít hoặc chưa có mặt. Điều này cho thấy mạng lưới tiêu thụ của Công ty vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người dân. Với mục tiêu mở rộng thị trường của Công ty, tăng thị phần từ 33,405% lên ngang bằng đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Dệt Thành Công có thị phần là 39,351%. Mở rộng khu vực ảnh hưởng của các sản phẩm nội địa, tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt đối với hàng hoá của Trung Quốc.

Căn cứ để đưa ra giải pháp này là dựa vào mục tiêu của Công ty trong năm năm tới là chiếm thị phần ngang bằng hoặc lớn hơn đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa miền Bắc là khu vực thị trường mà Công ty đã khai thác từ lâu nên sản phẩm của Hanosimex đã được nhiều người tiêu dùng biết đến, các sản phẩm có thiết kế khá

phù hợp với khí hậu và thị hiếu khách hàng ở khu vực này. Công ty cũng có được nhiều lợi thế khác như chi phí vận chuyển ít, việc kiểm soát các đại lý thực hiện dễ dàng hơn. Hiện nay, thu nhập của người dân thành thị cũng như các vùng nông thôn đã được tăng lên đáng kể nên họ có xu hướng chi nhiều hơn cho việc tiêu dùng. Hơn nữa, Công ty hiện nay vẫn chưa có nhiều đại lý tại các thị xã ở gần thủ đô Hà Nội nên việc mở thêm các cửa hàng là rất cần thiết.

Cụ thể ta mở thêm các cửa hàng ở các tỉnh thành phố gần thủ đô Hà Nội, và ta có bảng thống kê sau: Bảng 3.4: Bảng thống kê vị trí mở các đại lý STT Tỉnh, thành phố Dân số (nghìn người) Diện tích (km2) Mật độ (Ng/ km2) Khoảng cách với HN(km) Số lượng đại lý định mở 1 Hải Phòng 1.770,8 1.526,3 1.160 105 2 2 Hà Tây 2.500,0 2.192,1 1.140 40 3 3 Hải Dương 1.698,3 1.648,4 1.030 55 1 4 Hưng Yên 1.120,3 923,1 1.214 60 1 5 Hà Nam 820,1 852,2 962 60 1 6 Nam Định 1.947,1 1.641,3 1.186 90 2 7 Thái Bình 1.842,8 1.545,4 1.192 100 2 8 Ninh Bình 911,6 1.383,7 659 70 1

Như vậy, Công ty sẽ mở thêm 13 đại lý tại các địa điểm như ở bảng trên. Các đại lý này ta sẽ tính chi phí cụ thể như sau. Các đại lý phải đặt cọc cho Công ty 15 triệu đồng tiền hàng và doanh thu tại các đại lý phải đạt được tối thiểu 20 triệu đồng/ tháng. Nếu các đại lý không đạt được mức doanh thu tối thiểu trong vòng 3 tháng thì các đại lý sẽ không được tiếp tục lấy hàng nữa. Công ty sẽ cung cấp cho mỗi đại lý một biển hiệu và các giá để hàng. Việc trưng bày hàng hoá tại các đại lý cũng phải thực hiện theo một mẫu thống nhất. Các đại lý được chọn có vị trí tại các đường phố trung tâm thị xã, thành phố, có mặt bằng ổn định và không gian đủ rộng thuận lợi cho việc bán hàng và mua hàng của khách. Công ty sẽ thực hiện một chương trình quảng cáo cho các đại lý khi bắt đầu khai trương. Các đại lý sẽ được

hưởng phần trăm hoa hồng theo doanh thu đạt được trong tháng, tỷ lệ hoa hồng được quy định như sau:

Bảng 3.5:

Doanh thu (tr.đ) Hoa hồng

20 - 30 8%

31 – 50 10%

51 – 60 11%

> 60 12%

Các đại lý này được các nhân viên phòng kế hoạch thị trường và phòng thương mại theo dõi, kiểm tra hoạt động vận chuyển hàng hoá đến các đại lý và tình hình hoạt động bán hàng một cách chặt chẽ. Khi khai trương các đại lý phải thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mại để giúp người tiêu dùng biết đến địa điểm phân phối mới của Công ty.

Các chi phí khi thực hiện việc mở một đại lý bao gồm các khoản mục sau: Chi phí cho việc nghiên cứu thị trường, tìm địa điểm mở đại lý là: 10 triệu đồng Chi phí hỗ trợ ban đầu:

- Chi phí mua biển hiệu và giá để hàng cho đại lý 6 triệu đồng. Dự tính sẽ ký hợp đồng là một năm. Do đó 13 đại lý sẽ có chi phí là:

6 * 13 = 78 (triệu đồng)

- Tiền mua hàng Công ty mua hỗ trợ đầu tư vào cho một đại lý ước tính là 20 triệu đồng. Vậy 13 đại lý chi phí là:

20 * 13 = 260 (triệu đồng) Tổng chi phí hỗ trợ ban đầu là:

78 + 260 = 338 ( triệu đồng)

- Chi hoa hồng cho các đại lý: 10% doanh thu

- Nhân viên phụ trách các đại lý này thuộc phòng kế hoạch thị trường của Công ty, không phải mất thêm chi phí.

- Chí phí vận chuyển hàng tới các địa điểm:

+ Tiền lương cho lái xe và một người giao hàng: 2 triệu đồng/người/tháng. Tổng chi phí trong một năm: 2 * 2 * 12 = 48 (triệu đồng)

+ Số km từ Hà Nội đến các đại lý: 580 km * 2 = 1160 km (cả hai chiều đi và về)

Đối với xe tải chở hàng đi được 100km tiêu hao khoảng 15 lít xăng => 10 km tiêu hao 1,5 lít xăng với giá xăng 11.000 đồng/ lít => Trong một lần chuyển hàng chi phí xăng xe là:

116 * 1,5 * 11.000 = 1.914.000 (đồng) => Chi phí xăng xe trong một năm là:

1.914.000 * 24 = 45.936.000 (đồng)

+ Khấu hao xe: mua một xe với giá 300 triệu đồng, khấu hao trong 10 năm nên mỗi năm khấu hao hết 30 triệu đồng.

+ Chi phí sửa chữa lớn: 20 triệu đồng/ năm

Tổng chi phí vận chuyển trong một năm là: 143.936.000 đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hình thức giao hàng và thanh toán tiền hàng: Giao hàng cho đại lý thì Công ty nhận 50% tiền hàng trước, còn 50% sẽ nhận sau ngày nhận hàng 15 ngày. Đại lý cần lấy hàng phải gọi điện báo cho Công ty trước một ngày.

* Ước tính mỗi đại lý co doanh thu đạt được 20 triệu đồng /tháng Doanh thu một năm là :

20 * 13 * 12 = 3.120 (triệu đồng)

Ta đánh giá được hiệu quả của giải pháp này theo bảng sau:

Bảng 3.6: Kết quả và hiệu quả của giải pháp hai

Đơn vị: nghìn đồng

STT Chỉ tiêu Giá trị

1 Doanh thu tăng thêm 3.120.000

2 Giá vốn hàng bán (70%DT) 2.184.000

4 Tổng chi phí giải pháp 803.936

Chi phí hoa hồng cho đại lý 312.000

Chi phí hỗ trợ ban đầu 338.000

Chi phí tìm kiếm các đại lý 10.000

Chi phí vận chuyển 143.936

5 Lợi nhuận trước thuế (3-4) 132.064

Việc mở thêm các đại lý trong khu vực thị trường miền Bắc của Công ty là điều rất cần thiết để Công ty có thể mở rộng thêm mạng lưới phân phối sản phẩm của mình. Thực tế thì hiện nay ngành dệt may nói chung cũng như Công ty Dệt May Hà Nội nói riêng có hoạt động xuất khẩu sản phẩm rất lớn, chỉ sau ngành dầu khí nhưng giá trị thặng dư đạt được thì lại quá thấp vì các doanh nghiệp của ta phần lớn là thực hiện gia công sản phẩm cho nước ngoài hay xuất khẩu sản phẩm của mình với một thương hiệu khác của nước ngoài. Mặc dù hiện nay thị trường may mặc trong nước tràn ngập các loại sản phẩm của Hàn Quốc, Trung Quốc… nhưng có rất nhiều người Việt Nam vẫn có thói quen hoặc thích tiêu dùng các sản phẩm do nội địa sản xuất. Việc mở rộng hệ thông kênh phân phối như vậy sẽ là một cách để Công ty tạo thêm doanh thu cho mình, mặt khác con tạo điều kiện cho việc tiếp xúc gần hơn giữa những người sản xuất trong nước với những người tiêu thụ với nhau, nâng cao được vị thế của Công ty trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội .doc (Trang 74 - 78)