MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội .doc (Trang 86 - 91)

1. Nhà nước cần đổi mới phương thức quản lý, ban hành chính sách đãi ngộ với người lao động nhằm nâng cao hiệu quả của ngành dệt may ngộ với người lao động nhằm nâng cao hiệu quả của ngành dệt may

Thực tế hiện nay, Mặc dù Quyết Định 55/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển” và một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện các chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 đã được ban hành. Nhưng đến nay, việc thực hiện nhiều điều khoản vẫn còn rất chậm chạp. Thời gian tới Nhà nước cần

sớm chỉ đạo nhằm nhanh chóng xoá bỏ sự phân biệt giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, từ đó kêu gọi họ cùng đầu tư, hợp tác vì sự phát triển chung của ngành Dệt May Việt Nam, tạo nên một tổ chức lớn, sức cạnh tranh trên thị trường sẽ tốt hơn khi cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài đang nhảy vào thị trường nội địa. Mặt khác, Chính phủ cần có những chính sách thông thoáng hơn theo hướng hội nhập, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, chuẩn bị thiết lập các rào cản kỹ thuật với hàng ngoại nhập và có những chính sách ưu đãi đầu tư phát triển, đầu tư nghiên cứu công nghệ mới. Đồng thời, Chính phủ cũng nên ban hành cơ chế chính sách đãi ngộ đối với người lao động để nhằm khuyến khích họ phát huy tính sáng tạo, ý thức trách nhiệm nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Thêm nữa, Bộ Công nghiệp với tư cách là cơ quan quản lý ngành không nên áp đặt các chính sách về thị trường cũng như các biện pháp hành chính đối với các doanh nghiệp, đồng thời tạo môi trường sản xuất- kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp dệt may thuộc mọi thành phần kinh tế.

2. Nhà nước cần có cơ chế thoáng hơn trong việc vay vốn của các doanh nghiệp dệt may nghiệp dệt may

Mục tiêu của Chính phủ đề ra là nâng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm dệt may lên mức 70 – 75% vào năm 2010. Tuy nhiên, muốn làm được như vậy, chúng ta phải tập trung đầu tư, nhất là đầu tư cho ngành dệt, vì vốn đầu tư cho ngành này rất lớn. Trong khi đó, ngành dệt hiện nay có khoảng 60 – 70% các trang thiết bị thuộc loại lạc hậu, vì thế so với khu vực và thế giới chúng ta đang ở trình độ thấp. Và vấn đề khó khăn nhất là vấn đề vốn. Như năm 2001, ngành dệt cần khoảng 3.500 tỷ đồng thì chỉ được cấp 368 tỷ đồng do Quỹ hỗ trợ phát triển thiếu vốn ưu đãi. Hay năm 2002, số vốn cần khoảng 4.000 tỷ đồng ( cho dự án mới và dự án chuyển tiếp) thì chỉ được quỹ bố trí 500 tỷ đồng. Vì thế, các công ty dệt may nói chung cũng như Hanosimex nói riêng mong rằng Quỹ hỗ trợ thiếu vốn ưu đãi nên cho các công ty vay thương mại và Nhà nước cấp bù phần lãi suất, bởi phần chênh lệch giữa vay

thương mại và vay tại quỹ chỉ khoảng 4%. Và cuối cùng, là khi các công ty đi vay của các nhà cung cấp hoặc các ngân hàng nước ngoài, thì đề nghị Bộ Tài Chính hoặc Bộ Công Nghiệp bảo lãnh cho các công ty.

3. Chính phủ cần cho phép sản xuất dâu tằm tơ và bông xơ được hưởng chính sách ưu đãi để dâu tằm tơ và cây bông phát triển hơn nữa, đáp ứng nhu chính sách ưu đãi để dâu tằm tơ và cây bông phát triển hơn nữa, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành dệt trong nước

Trong những năm gần đây, ngành dâu tằm tơ gặp nhiều khó khăn như: giá tằm, tơ kén giảm mạnh và tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Tất cả các yếu tố đó đã khiến cho ngành dâu tằm Việt Nam, đặc biệt là các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm bị ảnh hưởng nặng nề. Mà bên cạnh đó thì các doanh nghiệp dệt may thu mua nguyên liệu trong nước không đủ, nên mỗi năm đều phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài làm giá thành sản phẩm cũng tăng cao. Chính vì vậy mong muốn Nhà nước cho phép nhân dân được miễn thuế đất nông nghiệp trên đất trồng dâu, không áp dụng chính sách chiết khấu đầu vào với kén tằm là 3% như hiện nay. Đồng thời, cho ngành dâu tằm tơ được hưởng chính sách ưu đãi bổ sung và danh mục theo Nghị Định 35/2002 NĐ-CP ngày 29-3-2002 và thưởng xuất khẩu theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Như vậy sẽ khuyến khích được nhiều nguồn lực trong nước, giúp cho các làng nghề truyền thống phát triển trở lại và cũng phần nào giải quyết được khó khăn về tình hình thiếu nguyên liệu sản xuất của các Công ty trong nước.

KẾT LUẬN

Là thành viên chính thức của WTO, mỗi quốc gia đều phải mở cửa thị trường của mình cho các thành viên còn lại. Việc bảo hộ nền sản xuất trong nước cũng dần được cắt giảm. Tuy đã đàm phán để được lùi tiến trình cắt giảm thuế lại nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đang và sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi tham gia vào “sân chơi” lớn của WTO. Khi chuyển sang cơ chế thị trường các doanh nghiệp Nhà nước đã gặp phải khó khăn lớn là việc cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, còn giờ là nền kinh tế hội nhập với khu vực, với thế giới thì họ còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có thương hiệu lớn trên thế giới. Khó khăn, thách thức là những bài toán khó chờ các chủ doanh nghiệp tìm ra lời giải đáp. Công ty Dệt May Hà Nội cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong những năm qua nhưng Công ty vẫn còn nhiều khó khăn cần khắc phục. Chất lượng sản phẩm của Công ty khá tốt đó là một trong những thế mạnh khi Công ty tham gia cạnh tranh trên thị trường. Nhưng hiện nay vấn đề mẫu mã và kiểu dáng sản phẩm của Công ty vẫn còn đơn điệu, chưa đáp ứng đựoc xu thế thời trang của thị trường. Bên cạnh đó thì thị trường trong nước tràn ngập các loại sản phẩm hang hoá của nước ngoài, đặc biệt là hàng Trung Quốc xâm nhập vào thị trường nước ta bằng các con đường khác nhau. Đặc trưng của các loại sản phẩm này là kiểu cách, mẫu mã và giá cả khá phù hợp với thu nhập và thị hiếu của người tiêu dùng. Nên công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại thị trường nội địa cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Để thực nâng cao hơn nữa vị trí của Công ty nói riêng cũng như sản phẩm nội địa nói chung Công ty cần đẩy mạnh công tác thị trường, mở rộng mạng lưới phân phối tại khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận, thực hiện tốt hơn nữa các hoạt động xúc tiến bán, hoàn chỉnh chính sách giá cả và cũng cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của Công ty, để kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục tối ưu nhất.

Với truyền thống sản xuất kinh doanh đã được tích luỹ lâu năm, đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết, cùng các chiến lược và giải pháp đúng đắn, chắc chắn rằng trong thời gian tới sản phẩm của Công ty sẽ được phân phối rộng rãi trên khắp các vùng miền trên đất nước và không ngừng vươn xa hơn. Khẳng định sản phẩm của Hanosimex là hàng Việt Nam chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của người dân Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Viết Luân (2003) Dệt may Việt nam cơ hội và thách thức. NXB Chính trị Quốc Gia

2. James M. Comer (2000) Quản trị bán hàng, NXB Thống kê

3. GS.TS. Đặng Đình Đào – GS.TS. Hoàng Đức Thân (2003) Giáo trình kinh tế thương mại, NXB Thống kê

4. GS.TS. Hoàng Đức Thân (2005) Giáo trình giao dịch và đàm phán trong kinh doanh, NXB Lao động – xã hội

5. Lê Thụ (1996) Định giá và tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp, NXB Thống kê

6. PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang (2006) Giáo trình marketing thương mại, NXB Lao động – xã hội

7. PGS.TS. Hoàng Minh Đường – PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc (2006) Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Lao động – xã hội

8. Các tạp chí và tài liệu khác có liên quan đến dệt may và Công ty Dệt May Hà Nội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội .doc (Trang 86 - 91)