MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỆT MAY Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội .doc (Trang 63 - 66)

Ở VIỆT NAM

1. Định hướng phát triển của ngành Dệt May Việt Nam

Tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến đổi quan trọng, xu hướng toàn cầu hoá đã đi sâu vào các chính sách của Nhà nước, công cuộc đổi mới của Đảng đạt được những thành tựu to lớn làm bộ mặt của cả nước thay đổi, đời sống của nhân dân được cải thiện. Hoà cùng không khí khẩn trương và sôi động đó ngành dệt may cũng không ngừng đổi mới và phát triển với hai chức năng chính là sản xuất và kinh doanh, nhằm thoả mãn tốt hơn nữa nhu cầu của người dân và nâng cao vị thế của thương hiệu sản phẩm ngành dệt may Việt Nam. Phương hướng của ngành trong thời gian tới như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bên cạnh việc đảm bảo tăng trưởng ổn định bởi tiêu thụ sản phẩm sẽ quyết định đến việc có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận, đặc biệt chú ý việc tăng sản lượng tiêu thụ bằng cách cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm sao cho có thể đáp ứng được một cách tốt nhất nhu cầu thị trường.

- Bên cạnh việc đáp ứng tốt các nhu cầu tiêu dùng trong nước thì cần phải giữ vững các bạn hàng quốc tế mà ngành đã thiết lập được và không ngừng tìm kiếm thêm các bạn hàng mới cho sản phẩm dệt may. Tiếp tục nâng cao chất lượng sản

phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn mang tính quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi khi xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam sang các thị trường khác.

- Từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên học tập và trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nhất là đối với cán bộ công nhân viên trẻ. Bên cạnh đó phải thường xuyên khuyến khích, động viên, quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên.

- Tiếp tục củng cố bộ máy quản lý phù hợp với những thay đổi của cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước. Đẩy mạnh công tác sản xuất, chú trọng nguồn nguyên liệu trong nước, củng cố thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong thời gian tới.

- Có hệ thống các mục tiêu về doanh số cụ thể giao cho từng bộ phận nhà máy trong từng thời kỳ hoạt động.

Theo các chuyên gia kinh tế cho rằng: Ngành Dệt May Việt Nam phát triển có theo đúng quỹ đạo và đạt được mục tiêu quan trọng nhất hiện nay là giải quyết việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu hay không, phụ thuộc khá lớn vào chiến lược tăng tốc phát triển ngành Dệt từ nay đến 2010.

Vậy vì sao phải tăng tốc? Câu trả lời là vì sức ép hội nhập kinh tế không cho phép ngành Dệt May Việt Nam chậm chạp. Thực tế cho thấy ngành Dệt May Việt Nam hiện nay còn quá nhỏ bé so với tiềm năng của chính nó và so với các nước khác trong khu vực. Trong đó, Trung Quốc hiện gấp 62 lần Việt Nam về sản lượng sợi, 69 lần về sản lượng vải lụa, 25 lần về sản phẩm may và gấp 25 lần về kim ngạch xuất khẩu. Theo các nhà phân tích thì ngành Dệt May cần phải và hoàn toàn có thể thực hiện kế hoạch tăng tốc. Bởi thực tế cho thấy ngành đã có đầy đủ những yếu tố cần thiết trong việc giải quyết việc làm và nâng cao kim ngạch xuất khẩu, đây cũng là những mục tiêu mà nền kinh tế Việt Nam đang hướng tới. Hiện nay toàn ngành có khoảng 1200 doanh nghiệp và hàng chục nghìn cơ sở nhỏ khác, thu hút một lực lượng lao động gần 1,6 triệu người. Dự kiến đến 2010 các con số này tăng tương ứng 3 đến 4 triệu người.

2. Mục tiêu

Mục tiêu đề ra cho giai đoạn từ nay đến 2010, như chính các nhà thiết kế là Tổng Công ty Dệt May Việt Nam thừa nhận, thể hiện sự tăng trưởng khá nhanh của

ngành Dệt May Việt Nam. Trong đó tốc độ tăng trưởng kim ngạch bình quân giai đoạn 2006-2010 là 9,2%, số lượng sử dụng lao động tăng tương ứng là 12 và 5,7%.

Bảng 3.1:Mục tiêu chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến 2010 Chỉ tiêu ĐV tính Thực hiện 2000 Mục tiêu toàn ngành 2005 Tăng so 2010 Tăng so 2000 2005 Kim ngạch XK Tr.USD 2000 5000 3000 8000 3000 Lao động Nghìn.ng 1600 3000 1400 4000 1000 SP chính - Bông xơ 1000 tấn 6,7 30 23,3 95 65 - Xơ sợi TH 1000 tấn 45 100 55 130 30 - Sợi 1000 tấn 85 150 65 300 150 - Vải lụa Tr.m2 304 800 696 1200 400 - Sp dệt Tr.sp 90 150 60 230 80 - Sp may Tr.sp 400 780 380 1200 420 Tỷ lệ nội địa hoá trên sp may

% 25 50 25 75 25

Nguồn: Bộ Công nghiệp

Nhìn vào các mục tiêu kể trên, một điều dễ nhận thấy là những chỉ tiêu đề ra đặc biệt rất cao cho sản phẩm bông xơ. Năng lực sản xuất bông xơ nội địa hiện chỉ chiếm khoảng 10 – 15% sẽ buộc phải tăng lên 70% vào năm 2010. Sản xuất vải cũng phải tăng nhanh để cung cấp nguyên liệu chính cho ngành may, đặc biệt là vải chất lượng cao dành cho xuất khẩu, nhằm tăng tỷ trọng xuất FOB từ 25% hiện nay lên 75% vào năm 2010. Theo đó ngành dệt may sẽ được phát triển rộng khắp do các ưu điểm vốn đầu tư ít, công nghệ đơn giản, còn ngành dệt sẽ được phát triển tập trung theo cụm, bởi lẽ nó đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp, nhu cầu đầu vào và hạ tầng cơ sở lớn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội .doc (Trang 63 - 66)