Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội .doc (Trang 25 - 29)

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT MAY

2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp dệt may. Đây là những nhân tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể kiểm soát được mà chỉ có thể nghiên cứu, dự báo sự biến động và mức độ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mình để có thể tận dụng được những cơ hội và khắc phục hạn chế những ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp

2.1. Nhân tố khách hàng

Ngày nay, đời sống của dân cư ngày càng được nâng lên, kinh tế xã hội phát triển làm cho nhu cầu của họ cũng không ngừng nâng lên. Nhu cầu của khách hàng cũng rất đa dạng theo sự phát triển của nền kinh tế. Trong vài năm gần đây ngành dệt may phát triển mạnh, nhiều công ty được thành lập với rất nhiều loại sản phẩm, ngoài ra hàng dệt may được nhập lậu cũng tràn vào thị trường rất nhiều. Hơn nữa, trình độ của người tiêu dùng cũng ngày một nâng cao làm cho khách hàng có sự so sánh lựa chọn đòi hỏi công bằng về giá cả, chất lượng và phong cách phục vụ.

Trong môi trường cạnh tranh và hội nhập, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn người cung cấp sản phẩm, khách hàng có thể chuyển từ nhãn hiệu này sang nhãn hiệu khác. Do vậy, quan hệ tốt với khách hàng để giữ khách hàng trung thành với mình là một yếu tố mà doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm may mặc phải quan tâm. Cùng với mức sống và thu nhập tăng lên làm cho khách hàng ngày càng có yêu cầu cao về ăn mặc và chưng diện.

2.2. Nhân tố cạnh tranh

Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp dệt may cần xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo. Chiến lược cạnh tranh cần phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp. Số lượng đối

thủ cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh trên từng khu vực, theo từng nhóm khách hàng, khúc thị trường theo từng mặt hàng, từng thời kỳ đều ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp

2.3. Nhân tố môi trường vĩ mô 2.3.1. Môi trường kinh tế

Kinh tế trong nước những năm qua duy trì ở mức tăng trưởng cao, nền kinh tế phát triển nhanh làm tăng nhanh nhu cầu và số lượng khách hàng. Nó mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và cho ngành dệt may nói riêng.

Thực hiện chính sách kích cầu, kích đầu tư ngân hàng đã duy trì mức lãi xuất thấp. Chính sách này vừa có tác dụng kích thích tiêu dùng của các tầng lớp dân cư vừa có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất.

Môi trường kinh tế có rất nhiều yếu tố khác nhau nhưng mỗi doanh nghiệp nên lựa chọn để nhận biết tác động cụ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp.

2.3.2. Môi trường chính trị và luật pháp

Các yếu tố chính trị và luật pháp cũng có tác động lớn đến mức độ thuận lợi và khó khăn của môi trường. Các công ty hoạt động phải tuân theo những quy định của chính phủ như thuê mướn công nhân, đóng thuế, quảng cáo,…Những quy định này có thể là cơ hội hoặc đe doạ với công ty.

Trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang tham gia ngày càng tích cực hơn vào phân công lao động thế giới. Việt Nam có quan hệ với 160 nước, là thành viên chính thức của nhiều tổ chức trên thế giới, đặc biệt là tháng 11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO. Đây sẽ là một cơ hội rất lớn cho tất cả các doanh nghiệp của Việt Nam tận dụng.

2.3.3. Môi trường công nghệ

Công nghệ là một yếu tố rất quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tốt hơn của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Sự phát

triển của khoa học công nghệ có thể tạo ra một số ngành mới và đồng thời cũng là mối đe doạ cho các ngành hiện tại.

Môi trường công nghệ ở Việt Nam hiện nay đang có sự biến đổi mạnh mẽ, xu hướng chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài về là phổ biến, có nhiều lĩnh vực công nghệ có ảnh hưởng lớn đến kinh doanh dệt may, như công nghệ dệt, may, công nghệ thông tin… Một mặt giúp cho các doanh nghiệp dệt may phát triển hơn nữa quy mô sản xuất của mình, đáp ứng hơn nữa nhu cầu phát triển không ngừng của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm ngày càng cao để có thể cạnh tranh được với ngành dệt may của các nước trong khu vực và thế giới. Mặt khác buộc các nhà kinh doanh dệt may phải có biện pháp mua và thực hiện việc vận hành và sử dụng nó.

2.3.4. Môi trường văn hoá xã hội

Sự chuyển dịch trong phong cách ăn mặc theo xu hướng mặc đẹp và tiện dụng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thu nhập ngày càng tăng của người dân, nhu cầu mặc đẹp và tiện dụng ngày càng được người tiêu dùng quan tâm. Họ không còn tìm sản phẩm may để mác ấm mà họ tìm kiếm sự hài lòng về kiểu dáng và sự tiện dụng của sản phẩm để phù hợp với nhịp sống cũng đang tăng lên.

Xu hướng tiêu dùng sản phẩm hàng hiệu. Nhịp sống hiện đại đã dần dần tác động vào phong cách sống và cách giao tiếp của người tiêu dùng tại thành phố, thành thị. Thêm vào đó là việc thu nhập ngày càng cao tại các thành phố làm cho nhu cầu tự khẳng định mình tăng, làm tăng xu hướng tiêu dùng các sản phẩm hàng hiệu. Đối với sản phẩm may mặc thì hàng hiệu có tác động mạnh đến sự mua sắm của người tiêu dùng.

2.3.5. Môi trường nhân khẩu

Dân số và cơ cấu dân số tác động đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng. Với dân số nước ta hiện nay là trên 84 triệu, tỷ lệ tăng bình quân là 1,5% năm. Dự kiến đến năm 2010 dân số nước ta sẽ lên đến 90

triệu người. Điều này sẽ làm tăng quy mô thị trường của ngành dệt may. Nhân tố này ảnh hưởng đến dung lượng thị trường mà doanh nghiệp có thể đạt đến. Thông thường, dân số càng lớn thì quy mô thị trường càng lớn, nhu cầu về nhóm sản phẩm của doanh nghiệp càng lớn, khối lượng tiêu thụ sản phẩm càng lớn, khả năng bảo đảm hiệu quả kinh doanh càng cao, cơ hội thương mại càng lớn… Tóm lại sẽ có nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đến với doanh nghiệp dệt may.

2.3.6. Môi trường địa lý - sinh thái

Đối với sản phẩm may mặc thì nguyên liệu đầu vào chủ yếu là bông, xơ để sản xuất các loại sợi dệt vải. Tuy nhiên, hiện nay đa phần các loại nguyên liệu này phải nhập từ nước ngoài. Do đó, tình hình sản xuất của nhiều công ty phụ thuộc rất lớn vào tình hình nhập nguyên liệu. Trong những năm vừa qua, do ảnh hưởng của nhiều sự kiện chính trị trên thế giới làm biến động lớn đến thị trường nguyên vật liệu nói chung, giá nguyên vật liệu tăng, không ổn định nên làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội .doc (Trang 25 - 29)