Những nguyên nhân chủ yếu 1 Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội .doc (Trang 58 - 61)

IV. NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA HANOSIME

4.Những nguyên nhân chủ yếu 1 Nguyên nhân chủ quan

4.1. Nguyên nhân chủ quan

- Quy mô sản xuất của Công ty là lớn, các đơn vị sản xuất kinh doanh lại bị phân tán, do đó không tránh khỏi sự sơ xuất trong hoạt động quản lý. Điều này xuất phát từ cơ sở và thiết bị thông tin chưa được tối ưu, chưa có mạng lưới giám sát, kiểm tra quy về một mối một cách thường xuyên, liên tục. Cơ cấu tổ chức của Công ty theo kiểu trực tuyến chức năng. Cho nên mặc dù nó phát huy được tính năng động, sáng tạo song không tránh khỏi sự chồng chéo, nhiều khi là quá tải đối với các phòng ban tại một số thời điểm.

- Hiện nay, Công ty chưa có được một đội ngũ cán bộ thị trường có chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm để nghiên cứu, đưa ra các chiến lược nhằm thâm nhập, mở rộng thị trường, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Công

ty còn ít kinh nghiệm trong quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Đối với một số sản phẩm thì lại bỏ quên một thị trường tiềm năng như sản phẩm dệt kim với thị trường nội địa.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt kim có khối lượng lớn nên phải huy động sản xuất liên tục nhưng vẫn không đảm bảo được hợp đồng nên có thể tiến hành gia công bên ngoài và như thế là chất lượng sản phẩm là không đảm bảo. Bên cạnh đó do tranh thủ khách hàng, giữ vững thị trường may nên đôi khi các đơn đặt hàng được ký kết đôi khi còn chủ quan. Trong sản xuất các sản phẩm khăn, mũ chưa khai thác hết công suất của dây chuyền công nghệ mới đưa vào sản xuất.

Đây là các yếu tố mà Công ty không thể kiểm soát được. Sự ảnh hưởng của các yếu tố này là nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào khả năng dự đoán của Công ty trước sự biến động liên tục của môi trường kinh doanh. Trên cơ sở công tác dự báo đó mà Công ty có thể đưa ra được các phương án kinh doanh, phương pháp đối phó phù hợp nhất để Công ty tận dụng được tối đa các lợi thế và khắc phục, hạn chế các nguy cơ co hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp nhất đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác từ môi trường bên trong công ty đã tạo ra những thế mạnh và cả những điểm yếu cho Công ty, cụ thể ta có bảng sau:

Bảng 2.13: Tổng hợp các yếu tố nội lực của Công ty dệt may Hà Nội

59 Yếu tố môi Yếu tố môi

trường kinh Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

doanh

Ban lãnh đạo - Có uy tín và kinh nghiệm lâu - Trình độ không cao

năm trên thương trường - Khả năng thích nghi với môi trưòng kinh doanh mới còn hạn chế

Tài chính - Có sự giúp đỡ của Tổng công - Phụ thuộc vào vốn vay

Ty và Chính phủ - Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn

Marketing

Nghiên cứu thị - Chưa có phòng marketing, công tác Trường nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường còn yếu kém

Sản phẩm - Nhãn hiệu HANOSIMEX được - Mẫu mã chưa phong phú, hấp dẫn nhiều người biết đến

-Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000

-Chất lượng cao,chất liệu tốt Giá - Giá bán thấp

Phân phối - Có hệ thống p.p riêng, khá rộng - Chưa có chính sách chiết khầu hợp lý đối với các nhà trung gian Xúc tiến bán - Tham gia nhiều hội chợ, triển lãm - Kinh phí đầu tư hạn chế

4.2. Các yếu tố khách quan

- Sức mua của khách hàng tăng mạnh, nhu cầu ngày càng tăng mở ra cho Công ty cơ hội phát triển thị trường, mở rộng quy mô sản xuất cũng như nâng cao uy tín của mình.

- Bên cạnh đó thì do hiện nay Nhà nước mở rộng khuyến khích đầu tư kinh doanh của các thương nhân, nên có rất nhiều doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường cũng kinh doanh sản phẩm như của Công ty. Công ty có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới. Các doanh nghiệp nhỏ này thường chỉ tập trung đi sâu vào một vài chủng loại sản phẩm nhất định nên họ có lợi thế cạnh tranh khá lớn trên thị trường.

- Thêm vào đó, nền kinh tế tăng trưởng mạnh, công nghệ khoa học ngày càng phát triển.Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh, xu hướng dùng đồ nhập ngoại cũng nhiều hơn điều này tạo nên tình hình doanh số tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở một số khu vực thị trường bị chững lại trong thời gian gần đây.

- Năm 2006, khi biểu thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) thì công ty phải đối phó với việc hàng hoá của nước ngoài tràn vào thị trường nội địa. Những thách thức này đòi hỏi Công ty phải có những giải pháp ngay từ bây giờ để tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc và phát triển.

- Hiện nay, tốc độ tăng dân số rất nhanh, cơ cấu dân số luôn thay đổi. Công ty cần làm tốt công tác nghiên cứu thị trường để có kế hoạch sản xuất phù hợp.

Bên cạnh các yếu tố nội lực bên trong Công ty thì còn có những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của Công ty.

Tổng hợp các nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty ta có bảng 2.14.

Bảng 2.14: Tổng hợp phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài

61 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các yếu tố Cơ hội (O) Nguy cơ (T) bên ngoài

MT vĩ mô

Kinh tế - Nền kinh tế tăng trưởng ổn định - Thu nhập bình quân tăng lên

Chính trị và - Xu hướng hội nhập quốc tế giúp - Hàng rào thuế quan hạ dần Pháp luật các DN mở rộng thị trường, tận - Cạnh tranh ngày càng khốc liệt dụng cơ hội đầu tư.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội .doc (Trang 58 - 61)