Van một chiều

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ thống điện điện lạnh trên các dòng xe ôtô của mitsubishi (Trang 89 - 93)

Trong hệ thống lạnh để bảo vệ máy nén người ta thường lắp về phía đầu đẩy của máy nén các van một chiều. Van một chiều có công dụng:

- Tránh ngập lỏng: khi hệ thống lạnh ngừng hoạt động, hơi môi chất lạnh còn lại trên đường ống có thể ngưng tụ lại và chảy về phía đầu đẩy của máy nén, khi máy nén hoạt động trở lại có thể gây ngập lỏng.

3.6.12 Van nạp gas:

Đối với hệ thống lạnh nhỏ và trung bình người ta thường lắp các van nạp gas trên hệ thống để nạp gas một cách thuận tiện. Van nạp gas được lắp đặt trên đường lỏng từ giàn nóng đến bình lọc hút ẩm hoặc trên đường lỏng từ bình lọc hút ẩm đến giàn lạnh.

Khi cần nạp gas nối đầu nạp với bình gas, sau đó mở chụp bảo vệ đầu van. Phía trong chụp bảo vệ là trục quay đóng mở van. Sau khi nạp xong quay chốt theo chiều kim đồng hồ để đóng van lại. Khi siết van cần chú ý lực siết để không làm hỏng van.

Hình 3.31 Van nạp gas

3.6.13 Bộ tiêu âm:

Các máy nén piston làm việc theo chu kỳ, dòng môi chất lạnh ra vào máy nén không liên tục mà cách quãng, tạo nên các xung động trên đường ống nên thường có độ ồn khá lớn. Để giảm độ ồn gây ra do các xung động này trên đường đẩy của máy nén người ta thường bố trí các ống tiêu âm.

Ống tiêu âm thường được lắp đặt trên đường nằm ngang, nếu phải lắp trên đường thẳng đứng thì bên trong phải có đường ống để hút dầu bôi trơn đọng lại trong ống.

Chương 3. Hệ thống điều hòa không khí/điện lạnh ô tô

Hình 3.32 Bộ tiêu âm

3.6.14 Máy quạt:

Trong hệ thống điện lạnh ô tô có hai hệ thống quạt được sử dụng: - Loại quạt có cánh thông thường được gắn trước giàn nóng để thổi gió tản nhiệt cho giàn nóng.

- Loại thứ hai là loại quạt lồng sóc có nhiệm vụ hút không khí nóng trong cabin hoặc từ ngoài xe vào thổi xuyên qua giàn lạnh trao đổi nhiệt cho giàn lạnh và đưa không khí mát, khô trở lại cabin. Quạt lồng sóc là một ống được chế tạo bằng lá thép hoặc bằng chất dẻo có nhiều cánh xếp nghiêng song song. Khi hoạt động không phát ra tiếng ồn như loại cánh, năng suất hút và đẩy không khí khá tốt. Quạt lồng sóc được điều khiển hoạt động với nhiều vận tốc khác nhau nhờ bộ điện trở lắp trong mạch điện điều khiển.

3.6.15 Bộ sưởi ấm:

Là một thiết bị sấy nóng không khí sạch lấy từ ngoài vào trong cabin để sưởi ấm gian hành khách, đồng thời làm tan bang kính chắn gió của ô tô. Có nhiều kiểu thiết bị sưởi ấm như: bộ sưởi dùng nước làm mát động cơ, dùng nhiệt khí cháy và dùng khí xả, tuy nhiên kiểu thiết bị sử dụng nước làm mát động cơ thường được sử dụng rộng rãi hơn. Trong đó nước làm mát tuần hoàn qua két sưởi để làm các ống sưởi nóng lên và quạt sẽ thổi không khí qua két sưởi để sấy nóng không khí. Tuy nhiên do nước làm mát đóng vai trò nguồn nhiệt nên két sưởi sẽ không được nóng lên khi động cơ vẫn còn nguội nên nhiệt độ không khí thổi qua két sưởi sẽ không tăng.

3.6.16 Môi chất lạnh:

Dung dịch làm việc trong hệ thống điều hòa không khí gọi là môi chất lạnh hay gas lạnh, là môi chất sử dụng trong chu trình nhiệt động ngược chiều để hấp thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh và tải nhiệt ra môi trường có nhiệt độ cao hơn. Có khá nhiều môi chất lạnh được sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí ô tô, nhưng có hai loại được sử dụng rộng rãi nhất là là: R- 12 và R-134a.

Môi chất lạnh phải có điểm sôi dưới 320F (00C) để có thể bốc hơi cà hấp thụ nhiệt ở những nơi nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thấp nhất có thể sử dụng để làm lạnh khoang hành khách là 320F (00C) bởi vì khi ở nhiệt độ dưới nhiệt độ này sẽ tạo ra đá và làm tắt luồng khí đi qua các cánh tản nhiệt của giàn lạnh.

Môi chất lạnh phải là một chất tương đối “trơ”, hòa trộn được với dầu bôi trơn, để cho dầu bôi trơn di chuyển thông suốt trong hệ thống để bôi trơn máy nén và các bộ phận di chuyển khác. Đồng thời chất làm lạnh phải là một chất không độc, không cháy, không gây nổ, không sinh ra các phản ứng phá hủy môi sinh và môi trường khi xả nó vào khí quyển.

Trong quá trình bảo trì sửa chữa hệ thống điện lạnh ô tô, cần tuân thủ các yếu tố kỹ thuật sau:

- Không được nạp lẫn môi chất lạnh R-12 vào trong hệ thống đang dùng môi chất lạnh R-134a và ngược lại. Nếu không sẽ gây ra những hỏng hóc tai hại cho hệ thống.

Chương 3. Hệ thống điều hòa không khí/điện lạnh ô tô

- Không được dùng dầu bôi trơn máy nén của hệ thống sử dụng môi chất lạnh R-12 vào cho hệ thống lạnh sử dụng môi chất R-134a.

- Phải sử dụng chất khử ẩm đúng loại dành riêng cho R-12 và R-134a.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ thống điện điện lạnh trên các dòng xe ôtô của mitsubishi (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)