Nguyên lý hoạt động của túi khí an toàn

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ thống điện điện lạnh trên các dòng xe ôtô của mitsubishi (Trang 49)

Cảm biến túi khí trung tâm nhận tín hiệu va đập khi xe bị tai nạn, tín hiệu này được truyền tới bộ xử lý trung tâm, bộ xử lý trung tâm cho dòng điện chạy đến ngòi nỗ và nóng lên. Kết quả là nhiệt này làm bắt cháy chất cháy (chứa trong ngòi nổ) và làm lửa lan truyền ngay lập tức đến chất mồi và chất tạo khí. Chất tạo khí tạo ra một lượng lớn khí nitơ, khí này đi qua màng lọc, được làm

vành tay lái hay cửa túi khí và phồng lên trong khoang hành khách. Túi khí xẹp nhanh xuống sau khi nổ do khí thoát qua các lỗ khí để xả khí. Nó làm giảm lực va đập vào túi khí cũng như đảm bảo tầm nhìn rộng. Ngoài ra, hệ thống còn có cảm biến dự phòng để chống kích hoạt túi khí khi va đập không đủ lớn.

Hình 2.9 Vị trí đặt túi khí trên xe Mitsubishi Mirage

2.5.3 Hệ thống báo động ô tô:

Mua được một chiếc xe ô tô là điều không đơn giản, nhưng bảo vệ chúng khỏi những vị khách không mời mà đến lại là nhiệm vụ khó khăn hơn. Xe hơi luôn là một mục tiêu ưu thích của kẻ trộm bởi chúng có giá trị, dễ dàng bán lại. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 20 giây lại có một chiếc xe bị trộm ở Mỹ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi hàng triệu người Mỹ đã đầu tư cho hệ thống báo động đắt tiền.

Ngày nay, dường như mọi chiếc xe đều được trang bị những cảm biến điện tử tinh vi, hệ thống còi báo động có thể rú ầm ĩ và kích hoạt từ xa. Nói một cách khác, những chiếc xe đó như một pháo đài bảo mật nghiêm ngặt được đặt trên các bánh xe.

Chương 2. Tổng quát về hệ thống điện

Nếu muốn suy nghĩ về một hệ thống báo động ô tô ở dạng đơn giản nhất, nó chỉ là một hoặc nhiều cảm biến kết nối với còi báo động. Kiểu này sẽ có một công tắc trên cửa của lái xe và nó sẽ chuyển thông tin vi vậy nếu có ai đó mở cửa, chuông báo động sẽ hoạt động. Ta có thể tự lắp đặt một hệ thống báo động với công tắc dây nối và còi báo động.

Hình 2.10 Khóa/mở cửa bằng chìa khóa thông minh

Hầu hết những hệ thống báo động trên ô tô hiện đại đều phức tạp hơn nhiều. Chúng bao gồm:

- Một dãy cảm ứng có thể bao gồm các thiết bị chuyển mạch, cảm biến áp lực và bộ dò chuyển động.

- Một còi báo động có thể tạo ra nhiều loại âm thanh để có thể chọn một âm thanh khác biệt nhất cho chiếc xe.

- Một máy thu radio cho phép điều khiển không dây từ xa.

- Một pin phụ trợ giúp hệ thống có thể hoạt động ngay cả khi pin chính bị ngắt kết nối.

- “Bộ não” của hệ thống có thể theo dõi mọi thứ và phát ra âm thanh báo động.

“Bộ não” trong hầu hết các hệ thống tiên tiến là một máy tính nhỏ. Nhiệm vụ là đóng các thiết bị chuyển mạch và kích hoạt các thiết bị báo động như còi, đèn pha hay còi báo động… Các hệ thống khác nhau ở cách sử dụng cảm biến và kết nối thiết bị trong “bộ não”.

“Bộ não” và thiết bị báo động có thể được kết nối với nguồn điện chính của xe nhưng chúng thường có them một nguồn điện dự phòng. Nó sẽ được kích hoạt nếu có ai đó ngắt nguồn điện chính. Vì việc cắt nguồn năng lượng là một

dấu hiệu xâm nhập trái phép khả nghi, nó sẽ kích hoạt để báo ra âm thanh báo động.

2.5.3.1 Cảm biến báo động cánh cửa:

Hình 2. 11 Hệ thống báo động cánh cửa

Yếu tố cơ bản nhất trông hệ thông báo động ô tô là báo động cửa. Khi mở mui xe phía trước, cốp xe hoặc bất cứ cánh cửa nào trên một chiếc xe được bảo vệ nghiêm ngặt, hệ thống sẽ kích hoạt báo động.

Hầu hết hệ thống báo động xe hơi sử dụng cơ chế chuyển đổi đã được thiết kế ở các cửa ra vào. Trên những chiếc ô tô hiện đại, mở cửa ra vào hoặc cốp xe sẽ làm đèn phía trong bật sáng. Việc chuyển đổi giúp điều này hoạt động cũng giống như cơ chế kiểm soát đèn trong tủ lạnh, khi mở cửa thì đèn bật, còn đóng cửa đèn sẽ tắt.

Như một biện pháp bảo vệ tổng thể, hệ thống báo động hiện đại thường theo dõi điện áp trong mạch điện của toàn bộ chiếc xe. Nếu điện áp trong mạch giảm, “bộ não” sẽ biết rằng có ai đó đang can thiệp vào hệ thống điện và sẽ kích hoạt báo động.

Cảm biến cửa có hiệu quả cao những nó cung cấp khả năng bảo vệ khá hạn chế. Có nhiều cách khác để vào xe như đập vỡ cửa kính, đôi khi chúng cũng không cần phải đột nhập vào bên trong mới có thể ăn trộm chiếc xe mà có thể

Chương 2. Tổng quát về hệ thống điện

kéo chiếc xe đi. Do đó cần một hệ thống báo động tiên tiến hơn để bảo vệ chiếc xe.

2.5.3.2 Cảm biến va chạm:

Cảm biến cửa ra vào là một trong những hệ thống báo động xe hơi cơ bản nhất. Ngày nay, chỉ những chiếc xe rẻ tiền mới trang bị duy nhất hệ thống báo động này. Những hệ thống bảo vệ tiên tiến hầu hết phụ thuộc vào những cảm biến va chạm để ngăn chặn trộm cắp phá hoại.

Ý tưởng về cảm biến va chạm khá đơn giản. Nếu có ai đó chạm vào xô đẩy hoặc di chuyển chiếc xe, cảm biến này sẽ gửi một tín hiệu đến “bộ não” cho thấy cường độ của chuyển động. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của va chạm, hệ thống sẽ báo hiệu một tiếng bíp còi cảnh báo hoặc phát ra âm thanh báo động đầy đủ.

Có nhiều cách khác nhau để xây dựng một cảm biến va chạm. Hình thức đơn giản nhất của kiểu này là một bề mặt kim loại dày, linh hoạt được đặt ngay phía trên một bề mặt kim loại khác. Có thể dễ dàng thiết kế những bề mặt này thành một công tắc đơn giản. Khi chạm vào chúng cùng lúc, dòng điện sẽ được truyền giữa chúng. Một dao động đáng kể sẽ gây ra va chạm đàn hồi khiến những tấm km loại chạm vào tấm dưới chúng và đóng mạch trong ngắn hạn.

Vấn đề với thiết kế này là tất cả các va chạm hoặc rung động đóng mạch phải theo cùng một cách. “Bộ não” không có phương pháp nào để đo được cường độ của va chạm, do đó sẽ dẫn đến nhiều cảnh báo sai lầm. Các cảm biến tiên tiến hơn sẽ gửi thông tin khác nhau phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của va chạm.

2.6 Hệ thống âm thanh:

Để rút ngắn hành trình và đem lại căm giác thư giãn cần thiết khi ngồi trên xe thì hệ thống âm thanh hiện đại với đầy đủ các chức năng như radio AM/FM, cassete, CD với kết nối Bluetooth/USB, đầu đĩa DVD kèm theo đó là hệ thống loa chất lượng cao. Các nút điều chỉnh âm thanh được bố trí tích hợp trên tay lái làm gia tăng tính tiện nghi và hiện đại của xe.

Hình 2.12 Các nút điều chỉnh âm thanh trên xe MIistsubishi Pajero Sport

Loa là bộ phận phát ra âm thanh và đóng vai trò quyết định vào chất lượng âm thanh. Subwoofer là loa dùng để phát âm thanh trầm, chúng được lắp dặt khác với loa thường. Thông thường chúng được đặt trong những hộp riêng. Amli dùng để khuếch đại âm thanh, giúp cho âm thanh nghe rõ và to hơn.

2.7 Các hệ thống phụ khác trên xe:

2.7.1 Hệ thống điều hòa không khí:

Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô nhằm mục đích lọc sạch khối không khí đưa vào trong xe, không khí lạnh được duy trì ở nhiệt độ thích hợp. Trên xe hệ thống này góp phần đáng kể vào việc tạo ra sự thoải mái, dễ chịu cho hành khách trong xe. Hệ thống điều hòa nhiệt độ điều chỉnh không khí trong xe mát mẻ hay ấm áp, khô ráo, làm sạch bụi, đặc biệt rất có lợi ở những nơi thời tiết nóng bức hoặc khi bị kẹt xe trên đường dài. Và là một trang bị cần thiết giúp cho người lái xe điều khiển xe an toàn.

Chương 2. Tổng quát về hệ thống điện

2.7.2 Hệ thống sấy kính phía sau:

Hệ thống này có công dụng là dùng để sưởi nóng kính phía sau, làm tan sương bằng các điện trở được bố trí giữa lớp kính sau. Các điện trở này được cung cấp dòng điện để nung nóng kính khi có sương bám. Hệ thống sử dụng nguồn điện dương cung cấp trực tiếp qua cầu chì và rờ-le sấy kính, rờ-le được điều khiển bởi một công tắc sấy kính, trên công tắc có một đèn báo sấy kính và một đèn soi công tắc.

Hình 2.13 Nút sấy kính trên xe Mitsubishi Attrage

2.7.3 Hệ thống rửa kính và gạt mưa:

Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn được rõ bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị rửa kính. Vì vậy, đây là thống rất cần thiết cho sự an toàn của xe khi lưu thông trên đường.

Hệ thống gạt nước và rửa kính gồm các bộ phận: cần gạt nước, mô-tơ và cơ cấu dẫn động gạt nước, vòi phun của bộ rửa kính, bình chứa nước rửa kính, công tắc gạt nước và rửa kính.

Hệ thống gạt nước có các chế độ làm việc: gạt nước ở tốc độ thấp, gạt nước ở tốc độ nhanh, gạt nươc gián đoạn, gạt nước gián đoạn có hiệu chỉnh thời

gian gián đoạn, gạt nước kết hợp với rửa kính. Hê thống rửa kính có thể sử dụng cùng một mô-tơ hoặc hai mô-tơ riêng rẽ cho kính trước và sau.

Hình 2.14 Công tắc rửa kính và gạt mưa trên xe Mitsubishi Mirage

2.7.4 Hệ thống điều khiển ghế người lái và ghế hành khách:

Hệ thống điều khiển ghế dùng để nâng hạ và di chuyển ghế trượt về phía trước hay phía sau tạo tư thế thoải mái tốt nhất cho người lái và hành khách khi ở trên xe.

2.8 Chẩn đoán và khắc phục những hư hỏng thường gặp của hệ thống cung cấp điện: cung cấp điện:

Trong hệ thống điện bao gồm rất nhiều hệ thống với những vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Có thể nói hệ thống cung cấp điện là một trong những hệ thống rất quan trọng, đóng vai trò như “trái tim” của hệ thống điện, nó cung cấp điện cho các hệ thống khác hoạt động.

Chương 2. Tổng quát về hệ thống điện

Trên xe có trang bị đèn báo nạp nên người lái xe sẽ phát hiện được những hư hỏng của hệ thống nạp thông qua đèn báo nạp, hoặc có thể không khởi động được động cơ do ắc quy yếu.

2.8.1 Đèn báo nạp hoạt động không bình thường:

2.8.1.1 Đèn báo nạp không sáng khi khóa điện bật ON:

Kiểm tra xem cầu chì có bị cháy hay tiếp xúc kém trong mạch đèn báo nạp hay không, nếu có thì thay thế và sửa chữa.

Kiểm tra xem giắc cắm của tiết chế có lỏng hay không, nếu có thì sửa chữa.

Kiểm tra xem có ngắn mạch trong các diod (+) của máy phát hay không, nếu có thì sửa chữa.

Kiểm tra xem bóng đèn nạp có bị cháy hay không, nếu có thì thay thế.

2.8.1.2 Đèn báo nạp không tắt sau khi động cơ khởi động:

Hiện tượng này chỉ ra rang máy phát không nạp hoặc nạp quá nhiều - Kiểm tra dây đai dẫn động có bị hỏng hay bị trượt không, nếu có thì điều chỉnh hoặc thay thế.

- Kiểm tra cầu chì chính có bị cháy hay tiếp xúc kém không, nếu có thì sửa chữa hoặc thay thế.

- Đo điện áp ra của máy phát: nếu Uđm < 13,8 – 14,8 (V) thì có nghĩa là máy phát không phát điện, ngược lại nếu Uđm > 14,8 (V) thì có nghĩa là máy phát nạp quá nhiều.

- Đo điện áp kích từ của giắc cắm tiết chế, nếu không có điện áp tức là cuộn rotor bị đứt hoặc chổi than tiếp xúc kém.

2.8.1.3 Đèn nạp thỉnh thoảng sáng khi động cơ hoạt động:

Hiện tượng này chứng tỏ rằng máy phát hoạt động không bình thường - Kiểm tra giắc cắm của máy phát xem có lỏng hay nối kém không, nếu có thì sửa chữa.

- Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của mỗi tiếp điểm của tiết chế và điện trở giữa mỗi chân, nếu không tốt thì sửa chữa.

- Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của chổi than.

2.8.2 Ắc quy yếu, hết điện:

Hiện tượng này xảy ra khi máy phát không phát đủ điện để nạp cho ắc quy, kết quả là không khởi động được động cơ bằng mô-tơ khởi động. Điều này là do hai nguyên nhân cơ bản, hoặc là do các thiết bị (ắc quy hay máy phát) có vấn đề, hoặc là do cách vận hành xe không đúng nguyên tắc làm cho ắc quy hết điện.

- Kiểm tra các cực của ắc quy có bị bẩn hay bị ăn mòn không. Các cực của ắc quy bị bẩn, bị ăn mòn hay bị sun phát hóa không thuận nghịch sẽ làm giảm điện dung tăng điện trở. Kết quả là làm cho ắc quy nạp chóng sôi và nhanh hết điện. Trường hợp những ắc quy đã quá cũ nên thay ắc quy mới.

- Kiểm tra độ căng đai của đai dẫn động máy phát. - Kiểm tra điện áp chuẩn của máy phát.

2.8.3 Ắc quy bị nạp quá mức:

Hiện tượng này được phát hiện thông qua việc phải thường xuyên đổ nước vào ắc quy và độ sáng đèn pha thay đổi theo tốc độ động cơ. Để khắc phục hiên tượng này cần phải đo điện áp ra của máy phát, kiểm tra bộ điều chỉnh điện và sửa chữa nếu cần.

2.8.4 Tiếng ồn khác thường:

Có hai kiểu tiếng ồn khác thường phát ra trong hệ thống nạp cần phải phân biệt để khắc phục là:

- Thứ nhất là tiếng ồn cơ khí sinh ra do đai dẫn động bị trượt ở puly máy phát hay do mòn hỏng ổ bi máy phát.

- Thứ hai là tiếng ồn cộng hưởng từ gây ra hoặc bởi sự chập mạch trong cuộn stator hoặc diod bị hỏng, nếu bị cộng hưởng từ thì khi mở radio sẽ thường xuyên bị nhiễu sóng.

Khi phát hiện thấy một trong hai kiểu tiếng ồn trên cần phải dừng động cơ và khắc phục sửa chữa.

Chương 3. Hệ thống điều hòa không khí/điện lạnh ô tô

CHƯƠNG 3

HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ/ĐIỆN LẠNH Ô TÔ

3.1 Giới thiệu về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô:

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người ngày một được nâng cao. Sự đòi hỏi được cung cấp những gì tốt nhất là một nhu cầu chính đáng.

Một chiếc xe hơi hiện đại ngày nay có thể được ví như một tòa nhà di động. Như vậy có nghĩa là, không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo về độ an toàn, về tính hiệu quả kinh tế hay tính thẩm mỹ, mà còn cần phải trang bị được những hệ thống, thiết bị tiện nghi nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng như nghe nhạc, xem truyền hình... Một trong những tiện nghi đó là hệ thống điều hòa không khí.

Trong những năm qua, kỹ thuật lạnh đã được ứng dụng rất mạnh mẽ trong các ngành như: sinh học, hóa chất, thực phẩm, điện tử, tin học, y tế… nhằm phục vụ nhu cầu đời sống tốt nhất. Ngày nay, việc sử dụng ô tô ở Việt Nam đã trở nên rất phổ biến. Các xe đều được trang bị hệ thống điều hòa không khí nên nhu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều hòa trên ô tô ngày càng lớn. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với người thợ, người kỹ sư ô tô đó là phải có được những kiến thức tốt về hệ thống điều hòa để từ đó thực hiện việc sửa chữa một cách hiệu quả.

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa trên ô tô

1. Máy nén 2. Giàn nóng 3. Phin lọc 4. Van tiết lưu

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ thống điện điện lạnh trên các dòng xe ôtô của mitsubishi (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)